Tôm bị đỏ thân do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tôm bị đỏ thân là dấu hiệu tôm đang gặp vấn đề về sức khoẻ mà bà con nên chú ý. Đây là một căn bệnh xuất hiện khá phổ biến tại các trại nuôi tôm và hết sức nguy hiểm. Khi xuất hiện chúng có khả năng gây ra hàng loạt các diễn biến phức tạp trong ao tôm như gây ra tôm chết hàng loạt. Nguyên nhân tôm bị đỏ thân là gì? Và làm cách nào để phòng ngừa bệnh? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Tôm bị đỏ thân do đâu? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đỏ thân trên tôm?

Tôm bị đỏ thân là bệnh của tôm khi tôm bị nhiễm virus WSSV (White spot syndrome virus), đây là tác nhân chính của bệnh. Ngoài WSSV thì nhóm vi khuẩn Vibrio (Staphylococcus spp, Vibrio vulnificus, V.alginolyticus) cũng sẽ tác động khiến dịch bệnh đỏ thân trên tôm lan nhanh.

Tôm bị nhiễm virus WSSV thông qua các vật chủ mang mầm bệnh trong ao như các loài giáp xác hay cá tạp, chúng thường mang mầm bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các sinh vật này sẽ bùng phát trên diện rộng và lây lan virus cho tôm.

Tôm chân trắng bị cảm nhiễm virus WSSV thể hiện dấu hiệu bệnh lý đỏ thân(A); xuất hiện các đốm trắng trên giáp đầu ngực (B); tiêu bản mô bệnh học phát hiện các thể vùi dạng Cowdry type A ở mô mang, đặc trưng cho giai đoạn sớm của cảm nhiễm, thể vùi chưa chiếm hết thể tích của nhân và nhuộm màu hồng của eosin do tính ưa acid (C); giai đoạn muộn các thể vùi phì đại chiếm hết thể tích của nhân và nhuộm màu tím hồng do tính ưa kiềm, được phát hiện ở biểu mô thành dạ dày (D); biểu mô dưới vỏ (E); cơ quan tạo máu (F).
Hình 1. Tôm chân trắng bị cảm nhiễm virus WSSV thể hiện dấu hiệu bệnh lý đỏ thân(A); xuất hiện các đốm trắng trên giáp đầu ngực (B); tiêu bản mô bệnh học phát hiện các thể vùi dạng Cowdry type A ở mô mang, đặc trưng cho giai đoạn sớm của cảm nhiễm, thể vùi chưa chiếm hết thể tích của nhân và nhuộm màu hồng của eosin do tính ưa acid (C); giai đoạn muộn các thể vùi phì đại chiếm hết thể tích của nhân và nhuộm màu tím hồng do tính ưa kiềm, được phát hiện ở biểu mô thành dạ dày (D); biểu mô dưới vỏ (E); cơ quan tạo máu (F).

Trong một vài trường hợp, tôm giống ban đầu không đạt chất lượng kháng bệnh, dẫn đến tình trạng tôm dễ bị nhiễm bệnh đỏ thân trong quá trình nuôi. Vì thế, bà con cần chọn mua tôm giống tại các địa điểm uy tín. Vì những tôm giống này khi nuôi qua một thời gian sẽ có thể bị bệnh bùng phát và khó có thể giải quyết.

Ao tôm khi bị nhiễm bệnh đỏ thân sẽ nhanh chóng bị bội nhiễm. Điều này làm bùng phát hội chứng chết đỏ trong ao nuôi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp dưới 30°C vào mùa đông xuân.

Tôm bị đỏ thân.

Hình 2. Tôm bị đỏ thân.

Cách nhận biết bệnh tôm bị đỏ thân như thế nào?

Tôm bị đỏ thân là một căn bệnh thường xuyên xuất hiện tại các ao nuôi tôm và gây ảnh hưởng lớn đến năng suất ao nuôi. Do đó bà con cần quan sát kỹ tôm và nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu tôm có nguy cơ nhiễm bệnh đỏ thân, biểu hiện thường rất rõ ràng:

  • Khả năng tiêu thụ thức ăn của tôm giảm: Mức ăn của tôm giảm đáng kể, ăn yếu, tấp mé bờ, cơ thể tôm bệnh sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm.
  • Vỏ tôm khác bình thường: Tôm xuất hiện những đốm trắng có kích cỡ 1 – 2mm ở khu vực vỏ tôm. Và cụ thể là sẽ gặp các đốm trắng này ở vỏ đầu ngực, đồng thời thân tôm sở hữu màu đỏ (1 số trường hợp đỏ từ đốt đuôi trở lên).
  • Màu sắc khi tôm đạt trọng lượng 4g đến 15g: Hiện tượng đỏ thân sẽ thường xuất hiện ở tôm có trọng lượng từ 7 đến 15g và thời điểm trước khi lột xác.
  • Tôm có dấu hiệu chết rải rác hoặc hàng loạt: Giải phẫu tôm sẽ thấy tôm có gan tụy màu trắng xám. Bà con sẽ thấy tôm trong ao có biểu hiện chết rải rác hay nghiêm trọng hơn là chết hàng loạt sau 4 đến 7 ngày nhiễm bệnh.

Hình ảnh tôm bị đỏ thân.

Hình 3. Hình ảnh tôm bị đỏ thân.

Hiện nay, bệnh tôm bị đỏ thân chưa có phương án điều trị mà chỉ có các phương pháp phòng bệnh. Chính vì lý do đó mà bà con cần nắm bắt các nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm bệnh để phòng tránh.

Cách phòng ngừa tôm bị đỏ thân

– Chọn giống kỹ lưỡng

Việc chọn tôm giống vô cùng quan trọng và gần như là yếu tố quyết định về chất lượng tôm nuôi cuối vụ. Bà con cần phải tìm nhà cung cấp tôm giống chất lượng và uy tín. Điều này là cần thiết bởi cần nguồn tôm giống mạnh mẽ cùng sức đề kháng cao, từ đó khả năng chống chọi với các virus gây bệnh cũng cao hơn.

Lựa chọn tôm giống chất lượng là yếu tố quan trọng trước khi bắt đầu vụ nuôi.

Hình 4. Lựa chọn tôm giống chất lượng là yếu tố quan trọng trước khi bắt đầu vụ nuôi.

– Cải tạo, ổn định môi trường nước

Môi trường nước ao nuôi cần phải được cải tạo nghiêm ngặt, đảm bảo hạn chế sự tồn tại của giáp xác hoang dã, động vật đáy và các mầm bệnh. Nếu không diệt sạch chúng trước khi thả tôm thì chúng sẽ trở thành các vật trung gian lây bệnh cho tôm nuôi.
Song song đó, bà con nên làm các lưới chắn cẩn thận. Các tấm lưới này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc kiểm soát dịch hại mang mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.

Bà con cũng cần giữ một môi trường nước ổn định bằng cách gây màu nước ao nuôi với sản phẩm Microbe-Lift AQUA C và bổ sung định kỳ trong suốt mùa vụ. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp tạo môi trường sống tự nhiên tốt nhất cho tôm và các sinh vật phát triển trong ao nuôi.

Men vi sinh gây màu nước ao tôm Microbe-Lift AQUA C (xuất xứ từ Mỹ, sản xuất bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ).

Hình 4. Men vi sinh gây màu nước ao tôm Microbe-Lift AQUA C (xuất xứ từ Mỹ, sản xuất bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ).

>>> Xem thêm: Cách gây màu nước ao tôm đúng chuẩn để tôm nuôi đạt chất lượng

– Quan sát và kiểm tra tôm thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra và quan sát quá trình biến đổi của tôm là cách giúp cho bà con phát hiện sớm khi tôm nhiễm bệnh. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả, giảm tổn thất cho mùa vụ.

Bà con có thể sử dụng biện pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus gây bệnh và lựa chọn những con giống có sức đề kháng tốt và khoẻ mạnh.

Các bước tiến hành kỹ thuật PCR để kiểm tra bệnh trên tôm.

Hình 5. Các bước tiến hành kỹ thuật PCR để kiểm tra bệnh trên tôm.

– Bổ sung các vitamin, khoáng chất, men tiêu hoá cho tôm

Việc bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và men tiêu hoá cho tôm cùng với thức ăn sẽ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho tôm theo mỗi giai đoạn phát triển của tôm nuôi.

Các vitamin B,C,A và chất khoáng đều là những dưỡng chất thiết yếu cho tôm phát triển khoẻ mạnh. Bà con nên bổ sung cùng với men tiêu hoá Microbe-Lift DFM để tăng hiệu quả hấp thu và bảo vệ một đường ruột khỏe mạnh cho tôm.

Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Hình 6. Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp đường ruột tôm khỏe hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

>>> Xem thêm: Giải Pháp Men Đường Ruột Cho Tôm

– Chọn mùa vụ và thời gian nuôi phù hợp

Bà con cần phải chọn mùa vụ và thời gian nuôi phù hợp vì khi đó môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp tôm phát triển tốt. Nếu bà con thả nuôi vào vụ đông xuân thì cần cố gắng duy trì nhiệt độ ao tôm không nên xuống thấp hơn 30°C. Vì khi nhiệt độ xuống thấp thì đó cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Mong rằng với nội dung được chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ích cho bà con nuôi tôm. Bệnh tôm bị đỏ thân sẽ không còn là nỗi lo lắng khi chúng ta hiểu rõ về nó và cách phòng tránh. Mọi thông tin thắc mắc hay cần tư vấn các vấn đề trong ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE: 0909 538 514.

BIOGENCY – LUÔN SẴN SÀNG ĐỒNG HÀNH TRONG TẤT CẢ VỤ NUÔI CÙNG BÀ CON

Nguồn tham khảo: BIẾN ĐỔI MÔ BỆNH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931) BỊ BỆNH ĐỎ THÂN – Đồng Thanh Hà, Đỗ Thị Hòa.

>>> Xem thêm: 3 cách diệt tảo lam trong ao nuôi tôm. Cách nào mang lại hiệu quả tối ưu cho bà con?