Tôm bị stress là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tôm bị stress cho thấy quá trình trao đổi chất trong cơ thể đang gặp vấn đề, dẫn đến tiêu hóa thấp, hấp thu kém. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sức khỏe tôm suy giảm, dễ mắc bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tôm bị stress và cách xử lý thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây BIOGENCY sẽ gợi ý cho bà con các biện pháp xử lý tối ưu.

Tôm bị stress là gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tôm bị stress là gì? Ảnh hưởng gì đến hiệu quả nuôi tôm?

Stress là trạng thái tôm mệt mỏi, căng thẳng vì phải sống trong môi trường khắc nghiệt. Ảnh hưởng của môi trường liên quan đến các vấn đề như nhiệt độ nước tăng giảm không ổn định, hàm lượng oxy giảm, khí độc nguy hại tăng cao và độ mặn của nước thay đổi đột ngột.

Tình trạng tôm bị stress cũng chính là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, chúng phải vận động hết toàn bộ năng lượng để vượt qua giai đoạn này. Khi bị stress, quá trình trao đổi chất ở tôm bị rối loạn, làm hạn chế khả năng sinh trưởng bình thường.

Stress là một trong những hiện tượng thường gặp ở tôm trong quá trình nuôi.
Stress là một trong những hiện tượng thường gặp ở tôm trong quá trình nuôi.

Dưới đây là cụ thể một số ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả nuôi khi tôm bị stress:

  • Suy giảm sức đề kháng: Khi tôm rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ miễn dịch của chúng bị suy yếu, khiến tôm dễ dàng mắc các bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra.
  • Chậm phát triển: Stress làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của tôm, gây ra tình trạng bỏ ăn hoặc ăn không điều độ. Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến tôm không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình tăng trưởng.
  • Gia tăng tỷ lệ tử vong: Một khi tôm bị căng thẳng kéo dài mà không được khắc phục, nguy cơ chết hàng loạt sẽ tăng lên, gây tổn thất lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến toàn bộ quần thể tôm trong ao.

>>> Xem thêm: Quả nhàu và tác dụng trong giảm stress cho tôm

Nguyên nhân tôm bị stress

Tôm được đánh giá là một trong những loài thủy sản nhạy cảm, chính vì thế chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại cảnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm bị stress mà BIOGENCY gợi ý cho bà con tham khảo.

– Môi trường biến đổi đột ngột:

Tôm rất dễ bị căng thẳng nếu môi trường sống đột nhiên thay đổi. Chẳng hạn như những thay đổi bất ngờ về ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, lượng oxy hòa tan….sẽ gây ra sự không ổn định, khiến chúng khó thích nghi kịp. Đặc biệt, có thể gây ra tình trạng mất cân bằng sinh lý, giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra.

– Chất lượng và nguồn gốc thức ăn:

Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tôm. Khi thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng dễ khiến tôm suy yếu, giảm đề kháng và stress. Khẩu phần ăn không được tính toán hợp lý cũng là nguyên nhân, nêu tồn dư thức ăn trong ao quá nhiều, dễ sinh ra khí độc và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng có thể khiến tôm bị stress.
Thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng có thể khiến tôm bị stress.

Rất nhiều trường hợp bà con nhập nguồn thức ăn không rõ nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo. Khi tôm ăn phải những loại thức ăn này, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, gây rối loạn đường ruột, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và bị ngộ độc. Ngoài ra, một số loại thức ăn có thể chứa dư lượng kháng sinh hoặc hóa chất cấm, khiến tôm bị rối loạn sinh lý, tăng nguy cơ stress và mắc bệnh.

>>> Xem thêm: 3 loại thức ăn cho tôm và những yếu tố thức ăn cho tôm cần có

– Chất lượng nước nuôi không đảm bảo:

Môi trường nước nếu tích tụ nhiều khí độc, lợn cợn, chất thải rắn… sinh ra từ thức ăn thừa, xác tảo tàn sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của tôm. Các yếu tố này tạo ra môi trường sống kém chất lượng, khiến tôm có nhiều biểu hiện như lờ đờ, giảm ăn, lột xác không đều và dễ nhiễm bệnh.

Cách xử lý khi tôm bị stress

Để xử lý hiện tượng tôm bị stress bà con cần dựa vào các nguyên nhân gây ra vấn đề, từ đó có cách khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Môi trường sống là yếu tố quyết định lớn đến sự sinh trưởng của tôm, do đó cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ, độ pH, độ mặn, lượng oxy hòa tan…để có thể điều chỉnh khi cần thiết.

Kiểm soát tốt các yếu tố môi trường nước nuôi để tránh tôm bị stress.
Kiểm soát tốt các yếu tố môi trường nước nuôi để tránh tôm bị stress.

Cải thiện chất lượng thức ăn và chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để ngăn ngừa tình trạng tôm bị stress. Các dưỡng chất như lipid, carbohydrate, vitamin, protein và khoáng chất cũng cần được bổ sung đầy đủ. Điều này giúp đảm bảo tôm có thể đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh sau khi bị stress. Bên cạnh đó, bổ sung các loại men vi sinh chuyên dụng vào thức ăn cũng sẽ giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Một số dòng men vi sinh được khuyến khích dùng trong nuôi tôm.
Một số dòng men vi sinh được khuyến khích dùng trong nuôi tôm.

Khi nuôi bà con nên kiểm soát mật độ nuôi hiệu quả, tránh nuôi với mật độ quá cao để tạo điều kiện thuận lợi để tôm phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình xử lý vấn đề cần theo dõi liên tục tình trạng tôm để phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.

Đặc biệt, bà con có thể tham khảo thêm các kỹ thuật nuôi tiên tiến như nuôi trong nhà kính, mô hình tuần hoàn nước RAS….Các phương pháp nuôi mới này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn môi trường nuôi, hạn chế sự biến động và tạo điều kiện tốt nhất cho tôm.

Tôm bị stress là vấn đề nan giải khiến nhiều bà con đau đầu, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề và tìm cách khắc phục là vô cùng quan trọng vì thế bà con không nên chủ quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các nội dung trên hoặc cần tư vấn về giải pháp nuôi tôm bà con có thể liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?

Để lại một bình luận