Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?

Một trong những yếu tố quan trọng để quyết định thành công đến vụ tôm đó là quản lý sức khỏe tôm, chống stress cho tôm hay các loại bệnh tật trên tôm. Môi trường nuôi, biến đổi khí hậu và áp lực từ thị trường đều đang đặt ra những thách thức đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, việc tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe từng cá thể mà còn là yếu tố ngăn chặn sự ảnh hưởng đến cả đàn tôm, tránh gây thiệt hại cho người nông dân.

Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?

Vì sao cần phải tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm?

Tôm giống như nhiều loại động vật dưới nước khác chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nước và điều kiện nuôi trồng. Đối mặt với thách thức đó sẽ phát sinh các biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe như stress, miễn dịch kém dễ mắc bệnh, giảm ăn…

Khi hệ thống miễn dịch của chúng yếu chắc chắn là cơ hội để bệnh tấn công nhanh chóng và lây lan trên diện rộng. Stress lại làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Vì vậy, tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi. Xem chi tiết: Biểu hiện tôm bị stress>>>

Không chỉ là vấn đề sức khỏe tôm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cuối vụ của người nuôi đặc biệt là trong tình trạng luôn luôn phải tìm cách giảm giá thành sản xuất thì việc điều trị bệnh có thể làm tiêu tốn nhiều chi phí của người nuôi tôm.

Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?
Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm để tôm phát triển tốt nhất.

Các cách tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm

– Ưu tiên chọn lựa giống tôm phù hợp từ đầu vụ

Việc lựa chọn giống tôm có khả năng chống stress và tăng cường hệ thống miễn dịch là một bước quan trọng. Ngoài là tôm giống sạch bệnh thì các nghiên cứu gen cũng cho ra những con tôm có khả năng chống lại các tác động tiêu cực từ môi trường.

– Quản lý chất lượng nước nuôi

Đầu tiên là quản lý chất lượng nước và chất đất ban đầu. Trong quá trình nuôi cần duy trì các chỉ số như pH, oxy hòa tan, độ mặn, kiềm… và kiểm soát các loại khí độc giúp chống stress cho tôm. Cụ thể, các chỉ số môi trường nước ao nuôi cần được kiểm soát như sau:

  • Độ pH lý tưởng là từ 7,5 đến 8,5.
  • Độ trong của nước phù hợp cho nước nuôi tôm là từ 30 – 35 cm.
  • Để tôm phát triển, lượng oxy hòa tan trong nước cần được đảm bảo l> 3,5mg/l và nên duy trì ở mức tối ưu DO > 5 mg/l.
  • Nhiệt độ lý tưởng nhất để tôm phát triển và sinh sản tốt là từ 26 – 32°C.
  • Tôm thẻ chân trắng phát triển tốt nhất với độ mặn từ 10 – 25‰.
  • Độ cứng của nước phù hợp cho việc nuôi tôm sẽ từ 20 – 150ppm. Trường hợp độ cứng của nước cao vượt ngưỡng 300ppm, tôm sẽ tăng trưởng chậm do khó lột vỏ.
  • Tôm sẽ stress và mệt mỏi khi nồng độ H2S ở mức 0.1 đến 0.2 mg/l. NH3/NH4 và NO2 là những nồng độ gây hại nguy hiểm. NO2 ở mức 5mg/l đã gây chết tôm. Vì vậy cần có các biện pháp kiểm soát các loại khí độc này.

– Sử dụng thức ăn chất lượng cao.

Thức ăn giàu chất dinh dưỡng và chứa các thành phần hỗ trợ miễn dịch sẽ giúp nuôi lớn tôm khỏe mạnh. Nên cân đối giữa Protein, Lipit và các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, bà con nên sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, kiểm soát lượng thức ăn thừa tránh gây ô nhiễm nước ao. Đồng thời, bổ sung men đường ruột, Vitamin vào khẩu phần ăn để tăng đề kháng, tăng cường miễn dịch cũng như chống stress cho tôm.

– Áp dụng kỹ thuật nuôi giảm hóa chất, kháng sinh.

Các phương pháp nuôi tôm với chế phẩm sinh học sẽ giảm các loại chất không an toàn cho ao nuôi, kiểm soát chất lượng nước và khí độc bằng vi sinh vật là kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững phù hợp với xu thế thị trường, tăng năng suất lợi nhuận cho người nông dân.

Giải pháp tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm hiệu quả

Để đạt được kết quả tốt nhất trong việc tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm, sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp trên là quan trọng. Về hướng đi nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học, BIOGENCY giới thiệu một số sản phẩm vi sinh nhằm tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm do ảnh hưởng từ môi trường đến tôm:

– Vi sinh kiểm soát chất lượng nước Microbe-Lift AQUA C:

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C sử dụng vi sinh chứa 13 chủng vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường với chức năng làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn…, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, giúp tôm tăng sức đề kháng, giảm stress, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.

  • Cách sử dụng cho ao 1000m3 nước:
    + Từ 0-30 ngày: 100ml/lần dùng 3 ngày/lần.
    + Từ ngày 30-60 ngày: 150ml/lần dùng 3 ngày/lần.
    + Từ ngày 60-90 ngày: 200ml/lần dùng 3 ngày/lần.
  • Cách ủ: Vi sinh Aqua C + 50 lít nước + 1kg mật đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng Nutri Pack ủ sục khí 24h. Sau đó, tạt đều xuống ao.
  • Thời gian sử dụng: buổi sáng 6-10h.

– Vi sinh kiểm soát khí độc Microbe-Lift AQUA N1

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 khử khí độc để phân hủy chất hữu cơ, đảm bảo chu trình chuyển hóa khí độc từ NH3/NH4 → NO2 → NO3 nhờ 2 chủng vi sinh thực hiện quá trình Nitrat hóa là NitrosomonasNitrobacter.

  • Đối với ao chưa xuất hiện NO2:
    + Từ ngày thứ 10 sau khi thả tôm: 100ml/lần dùng 3 ngày/lần.
    + Từ ngày 30 đến ngày 60: 150ml/lần dùng 3 ngày/lần
    + Từ ngày 60 đến lúc thu hoạch: 200ml/lần dùng 3 ngày/lần.
  • Đối với ao đã xuất hiện NO2:
    + NO2 < 5mg/l: 500ml/lần liên tục 3 nhịp, sau đó duy trì 100ml/lần. Tần suất 3 ngày/lần.
    + 5mg/l < NO2 < 10mg/l: 700ml/lần liên tục 3 nhịp, sau đó duy trì 100ml/lần. Tần suất 3 ngày/lần.
    + NO2 > 10mg/l: 1000ml/lần liên tục 3 nhịp, sau đó duy trì 200ml/lần. Tần suất 3 ngày/lần.
  • Cách ủ: Vi sinh + 50 lít nước + 20 gram Bicarbonate + 10ml dinh dưỡng Nutri Pack ủ sục khí 24h. ủ sục khí 24h. Sau đó, tạt đều xuống ao.

– Vi sinh làm sạch đáy, nhớt bạt Microbe-Lift AQUA SA

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA chứa quần thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao với các chủng: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium., Bacillus subtilis, Humic, humate giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng chất ô nhiễm và khí độc sinh ra từ đáy ao.

  • Cách sử dụng cho ao 1000m3 nước:
    + Từ 0-30 ngày: 100ml/lần dùng 3 ngày/lần.
    + Từ ngày 30-60 ngày: 150ml/lần dùng 3 ngày/lần.
    + Từ ngày 60-90 ngày: 200ml/lần dùng 3 ngày/lần.
  • Cách ủ: Vi sinh Aqua C + 50 lít nước + 1kg mật đường hoặc đường cát vàng hoặc 10ml dinh dưỡng Nutri Pack ủ sục khí 24h. Sau đó, tạt đều xuống ao.
  • Thời gian sử dụng: buổi sáng 6-10h.

– Vi sinh cho đường ruột tôm Microbe-Lift DFM

Men vi sinh đường ruột tôm Microbe-Lift DFM cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột cho tôm, nhất là bệnh phân trắng, bệnh đứt ruột và rỗng ruột.

  • Liều lượng: Sử dụng 0,5 gram – 1 gram men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn cho 1 kg thức ăn.
  • Cách sử dụng: Hòa men vi sinh Microbe-Lift DFM vào nước sạch. Sau đó, trộn đều vào thức ăn, sau đó tạt cho tôm ăn.
Tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm bằng cách nào?
Kết hợp sản phẩm sinh học giúp tăng cường miễn dịch và chống stress cho tôm.

Đảm bảo sức khỏe, tăng cường miễn dịch và giảm stress cho tôm góp phần quan trọng đối với hiệu quả vụ nuôi. Với những chia sẻ trên, hy vọng bà con có thể áp dụng vào vụ nuôi để kết quả kinh tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm bằng thảo dược