Tôm giống nhiễm bệnh TPD: Nguyên nhân và dấu hiệu?

Đến năm 2024 thì bà con nuôi tôm đã không còn xa lạ với bệnh TPD nữa, bệnh đã gây ra tổn thất lớn về kinh tế ngành nuôi tôm mà còn làm giảm dần chất lượng tôm giống, dẫn đến nhiều hệ lụy cho các trại nuôi. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu về bệnh TPD, nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu nhận biết cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Tôm giống nhiễm bệnh TPD: Nguyên nhân và dấu hiệu?

Bệnh TPD là gì?

Bệnh TPD (Translucent Post-Larvae Disease), hay còn gọi là Bệnh mờ đục hậu ấu trùng, là một loại bệnh thường gặp tại các trại tôm giống hoặc tại các ao nuôi vừa mới thả, tỷ lệ chết khi có dịch có thể là 100%, lập tức phải xả bỏ. TPD là một loại bệnh mới và có tỷ lệ nhiễm ở tôm giống khá cao (> 60%) gây tỷ lệ chết cao ở giai đoạn tôm giống, đặc biệt từ PL4-7 (giai đoạn tôm post lột xác 4-7 lần).

Bệnh TPD xuất hiện ở một số trại nuôi tôm thuộc khu vực các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc từ tháng 3 năm 2020. Bệnh lan rộng ra các tỉnh nuôi tôm ở phía Bắc của Trung Quốc thông qua các ấu trùng tên. TPD có tốc độ lây lan nhanh chóng, là nỗi lo của nhiều bà con nuôi tôm. Với đặc trưng dạ dày trống, gan tụy nhạt hoặc mất màu trong suốt, có thể nhìn xuyên qua trong nước, tôm chết hơn 90% chỉ sau 24 – 48h phát hiện bệnh nên TPD còn có tên gọi khác là “tôm thủy tinh”.

Tôm giống nhiễm bệnh TPD: Nguyên nhân và dấu hiệu?
Tôm nhiễm bệnh TPD hay còn gọi là “tôm thủy tinh”.

Tuy bệnh chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian cuối năm 2023 trở lại đây nhưng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các hộ nuôi tôm. Bệnh được ghi nhận xuất hiện nhiều tại các tỉnh nuôi ở vùng đồng bằng sông cửu long bao gồm: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre,… với tốc độ lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại rất nhiều về mặt kinh tế.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tôm giống nhiễm bệnh TPD

– Nguyên nhân tôm giống nhiễm bệnh TPD?

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm. Loài Vibrio parahaemolyticus này lại khác với loài Vibrio parahaemolyticus gây tử vong gan tụy cấp đã được công bố trước đó. Khuẩn lạc vi khuẩn gây TPD có màu tím nhạt trên môi trường ChromAgar Vibrio và màu xanh trên TCBS Agar.

– Dấu hiệu nhận biết tôm giống nhiễm bệnh TPD

Nhận diện sớm các dấu hiệu sẽ giúp người nuôi tôm có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, tránh thiệt hại lớn cho ao nuôi. Một số dấu hiệu bà con có thể quan sát và nhận biết như:

  • Cơ thể mờ đục: Tôm bị bệnh TPD thường có cơ thể mờ đục, gan tụy mờ nhạt chuyển dần sang màu trắng hoặc không màu. Cơ thể trong suốt và mờ đi do đó bệnh này được gọi là ấu trùng thủy tinh hay ấu trùng trong suốt.
  • Sắc tố giảm: Tôm giống bị nhiễm bệnh sẽ có màu sắc nhợt nhạt, không còn sắc tố như bình thường.
  • Giảm hoạt động: Tôm nhiễm bệnh TPD có biểu hiện lờ đờ, ít di chuyển và bơi lội chậm chạp hơn so với tôm khỏe.
  • Tỷ lệ chết cao: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tỷ lệ chết cao và bất thường trong bầy tôm giống. Bệnh TPD có thể dẫn đến chết hàng loạt nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Tôm giống nhiễm bệnh TPD: Nguyên nhân và dấu hiệu?
Các dấu hiệu lâm sàng khi tôm nhiễm bệnh TPD.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa tôm giống nhiễm bệnh TPD

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người nuôi tôm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh TPD, đảm bảo hiệu quả kinh tế và chất lượng tôm nuôi. BIOGENCY khuyến khích bà con nên chủ động phòng chống bệnh bằng cách:

  • Trước khi thả nuôi, nên lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh. Chọn địa điểm mua giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín và được kiểm dịch đầy đủ, nên bắt tôm post lớn (PL ≥12).
  • Thực hiện tốt các biện pháp diệt khuẩn và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm, đảm bảo các an toàn sinh học.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm (gan, ruột) sau khi thả nuôi, quan sát kỹ gan ruột để kịp thời phát hiện ra các loại bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Hạn chế thay nước và tránh làm sốc tôm trong giai đoạn gièo (0-20) để tôm phát triển ổn định.
  • Sau khi thả nuôi khoảng 2-3 ngày, nên mang tôm đi kiểm tra mật số vi khuẩn Vibrio và test kháng sinh để có thể phác đồ điều trị tốt nhất khi phát hiện bệnh.
  • Cần gây màu tảo trước khi thả nuôi, tốt nhất nên gây màu tảo bằng vi sinh, thả ương tôm với mật độ vừa phải và mực nước ở mức cao nhất có thể, cân bằng các khoáng chất trong nước
  • Đặc biệt trong giai đoạn 0-20 ngày, bà con nên định kỳ bổ sung thêm các sản phẩm nâng cao miễn dịch và sức đề kháng cho tôm. Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 5-7 ngày/lần sau khi thả giống và sử dụng vi sinh liều cao để ép khuẩn Vibrio.

Hiện nay, mặc dù các trại giống thường khuyến cáo xả bỏ tôm khi phát hiện nhiễm bệnh TPD khi mới thả ra ao nuôi, tuy nhiên nhiều bà con nuôi lâu năm vẫn áp dụng những phương pháp điều trị tại chỗ để cứu bầy tôm. Các biện pháp này bao gồm việc vừa phòng vừa trị, đó là chuẩn bị nước thật tốt, chế độ chăm sóc đặc biệt, một khi nhiễm bệnh thì cần phục hồi gan tụy tôm nhanh chóng để tôm vượt qua bệnh. Một số bí quyết thu thập được từ người nuôi về trị bệnh TPD, bà con tham khảo:

  • Chuẩn bị nước kỹ lưỡng: Quá trình xử lý nước cần diễn ra chậm, chắc và đúng quy trình. Nên kéo dài từ 7-9 ngày trước khi thả tôm, không nên vội vàng. Mặc dù tôm nhiễm TPD có thể không biểu hiện trong trại giống do môi trường quá tốt, nhưng khi ra ao nuôi, nếu môi trường không được chuẩn bị kỹ lưỡng, tôm sẽ dễ chết. Trong mùa nắng nóng, ao nuôi cần có mái che để giảm ánh sáng trực tiếp.
  • Chăm sóc đặc biệt cho tôm mới thả: Bệnh TPD thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên, do đó tôm mới thả cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Nên sử dụng thức ăn tổng hợp cao cấp, bổ sung vitamin và C chất lượng cao vào nước, đồng thời áp dụng phương pháp thả tôm ít gây sốc nhất.
  • Xử lý khi TPD vẫn xuất hiện: Nếu tôm vẫn mắc bệnh dù đã chuẩn bị tối ưu, có thể do đáy ao bẩn hoặc nước kém chất lượng. Cần vệ sinh ao sạch sẽ, nước thay vào phải đảm bảo chất lượng tốt đã được xử lý. Tránh diệt khuẩn trong 5-7 ngày đầu để không gây xáo trộn môi trường, diệt khuẩn khiến tảo tàn là cơ hội nhiễm vào gan rất nhanh, làm gan xanh, trống ruột.
  • Phản ứng khi tôm phát bệnh: Nếu tất cả các yếu tố đều tốt mà tôm vẫn phát bệnh, bà con không nôn nóng sử dụng thuốc ngay, cần bình tĩnh phân tích các yếu tố gần đây. Thay nước mới và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xử lý tiếp, nếu thấy không ổn thì bắt buộc cần dừng lại, xử lý lại đảm bảo đúng yêu cầu.
  • Phát hiện sớm TPD: Theo dõi sát sao các dấu hiệu như gan nhỏ lại, màu tôm thay đổi. Quản lý chặt chẽ để phát hiện sớm, ngăn ngừa bệnh diễn biến nhanh. Khi thấy biểu hiện chỉ khoảng 5% gan nhỏ lại, màu tôm hơi khác là nguy cơ đã cao.
  • Điều trị bệnh: Khi tôm phát bệnh, giảm 1 nửa cử thức ăn và sử dụng thuốc đặc trị gan, ruột kèm vitamin vào nước. Nếu phát hiện sớm, tôm sẽ hồi phục sau 3 ngày. Điều trị TPD cần kéo dài khoảng 5 ngày, người nuôi trong thời gian này thật bình tĩnh để xử lý bệnh và vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, bà con có thể tham khảo vi sinh thương hiệu Microbe-Lift của Biogency. Hiện nay, Biogency đang là nhà nhập khẩu duy nhất các sản phẩm thuộc thương hiệu Microbe-Lift đến từ Mỹ. Bộ 3 sản phẩm được nhiều bà con nuôi tôm tin dùng ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre,… để phòng ngừa bệnh TPD phải kể đến là:

  • Microbe-Lift AQUA N1– Men vi sinh xử lý khí độc: Có chứa 2 chủng vi sinh vật đặc thù cho quá trình xử lý khí độc bao gồm: NitrosomonasNitrobacter. Nitrosomonas giúp chuyển hóa Amonia (NH4) thành Nitrit (NO2), sau đó Nitrobacter sẽ tiếp tục chuyển hóa Nitrit (NO2) thành Nitrat (NO3) không gây độc cho tôm.
  • Microbe-Lift AQUA C – Men vi sinh xử lý nước: Dạng lỏng có chứa 13 chủng vi sinh khác nhau được chọn lọc, dạng lỏng, kích hoạt nhanh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần các dạng vi sinh thông thường khác. Sử dụng vi sinh để xử lý nước giúp ít tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ và pH trong ao.
  • Microbe-Lift AQUA SA – Vi sinh xử lý đáy ao, nhớt bạt: Đối với 1 số ao nuôi bạt, sau một vụ nuôi, bà con thường phải chà rửa hay vệ sinh ao, tốn rất nhiều nhân công và thời gian. Thì đây chính là sản phẩm giúp bà con xử lý được những vấn đề kể trên. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA là dòng men vi sinh chuyên xử lý bùn đáy giúp bạt không bị đóng nhớt va xi phông không có mùi hôi và không bị đen.
Tôm giống nhiễm bệnh TPD: Nguyên nhân và dấu hiệu?
Bộ 3 sản phẩm được nhiều bà con nuôi tôm tin dùng.

BIOGENCY hy vọng qua bài viết trên, bà con có thể phần nào hiểu thêm được về bệnh TPD, mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Glass post-larvae disease (GPD): Bệnh thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng