Tôm màu xanh do đâu? Cách cải thiện màu tôm

Tôm màu xanh là loại bệnh được nhận biết dựa trên màu sắc của tân tôm. Những năm gần đây, hiện tượng tôm màu xanh được phát hiện trên tôm thẻ chân trắng với các đặc điểm từ cơ thể tôm bao gồm gan tụy, mang và cơ. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về hiện tượng tôm màu xanh, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này!

Tôm màu xanh do đâu? Cách cải thiện màu tôm

Tôm màu xanh là gì?

Tại Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp tôm bị đỏ thân, bà con cũng đã có những cách xử lý chúng. Gần giống như vậy, tôm màu xanh là một loại bệnh có thể phát hiện thông qua màu sắc thân tôm.

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm ở Trung Quốc đã ghi nhận một hiện tượng ở tôm thẻ chân trắng nuôi, được gọi là bệnh xanh thân, dựa trên các đặc điểm tổng quát như màu xanh trên cơ thể tôm, bao gồm gan tụy, mang và cơ. Tôm thường thể hiện sự phát triển chậm, giảm hoặc không ăn và trở nên gầy yếu. Mặc dù hiện tượng này không gây tử vong, nhưng lại là dấu hiệu của sức khỏe tôm suy yếu.

Với nguyên nhân vẫn chưa được định rõ và không thể xác định chính xác, hiện tượng tôm màu xanh này được gọi là “Hội chứng cơ thể xanh”. Ngoài ra, tôm thẻ bị mắc bệnh xanh thân thường rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh khác, dễ mẫn cảm bệnh với bệnh là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế, đặc biệt mối quan hệ giữa bệnh xanh thân và đường ruột tôm đã có nghiên cứu chứng minh.

Tôm màu xanh do đâu? Cách cải thiện màu tôm
Tôm màu xanh là một loại bệnh có thể phát hiện thông qua màu sắc thân tôm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm màu xanh

Tôm màu xanh là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tôm trong quá trình nuôi tôm hoặc trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Thân xanh có thể là dấu hiệu của vi khuẩn, nấm hoặc các loại tảo phát triển trên cơ thể của tôm, cũng có thể do các nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến màu sắc thân, vỏ tôm. Có thể là kết quả của một số yếu tố môi trường như nước ô nhiễm, độ pH không cân đối, hoặc lượng oxy hòa tan thấp trong nước.

Ngoài ra, như đã đề cập, đến nay tôm màu xanh vẫn là một hiện tượng chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân được biết đến phổ biến nhất chính là do tôm bị thiếu hụt Astaxanthin.

Astaxanthin được xem là chất chính tạo nên màu trong vỏ và thịt với tỷ lệ chiếm đến 86 – 98% so với tổng lượng Carotenoid. Nếu thiếu hụt Astaxanthin trong nuôi tôm là 1 nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng màu xanh trên tôm.

Một khía cạnh khác, hệ thống nuôi tôm trong nhà kính đang có tỷ lệ nuôi tôm tốt tuy nhiên tôm luôn có vỏ xanh, xanh thân là vấn đề gây đau đầu cho các hộ nuôi. Điều này xảy ra khi hệ thống nuôi có mái che, tránh sáng. Tại đây tôm được đánh giá là không liên quan đến bệnh lý tuy nhiên tôm lờ đờ, vỏ mềm. Giá trị thương phẩm của tôm xanh thân, vỏ xanh luôn thấp hơn so với thông thường, tôm xanh vỏ khi luộc không có màu đỏ làm giảm giá trị thu mua.

Cách cải thiện tình trạng tôm màu xanh

Bà con có thể bổ sung Astaxanthin cho tôm bằng cách cho vào nguồn thức ăn. Astaxanthin ở dạng tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả hơn so với Astaxanthin tự nhiên.

Đối với tôm nuôi sinh thái hay nuôi bán thâm canh, tôm có thể hấp thụ được Astaxanthin từ các loại tảo biển tồn tại trong môi trường. Trong điều kiện môi trường tự nhiên, tôm không thể tự tổng hợp được Astaxanthin và hấp thụ thông qua ăn các động vật phù du, giáp xác hay tảo biển.

Tôm màu xanh do đâu? Cách cải thiện màu tôm
Một số thương lái khi thu mua sẽ kiểm tra màu sắc tôm sau khi luộc.

Song song với bổ sung Astaxanthin, một số cách quản lý môi trường để tôm phát triển tốt:

  • Chăm sóc chất lượng nước: Đảm bảo rằng nước nuôi tôm có chất lượng tốt bao gồm kiểm soát các tham số như độ pH, oxy hòa tan và độ mặn phù hợp.
  • Dinh dưỡng phù hợp: Cung cấp cho tôm một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi, bao gồm các nguồn thức ăn chứa các Carotenoid như Astaxanthin.
  • Quản lý ánh sáng: Kiểm soát ánh sáng, tạo nước màu trà thích hợp, tránh ánh sáng ở mức vừa phải.
  • Giảm stress: Stress có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của tôm. Đảm bảo rằng môi trường sống của tôm được bảo vệ và ổn định, tránh các yếu tố gây stress như đột biến nhiệt độ đột ngột, áp lực nước hoặc ô nhiễm hữu cơ đột ngột.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: quan sát sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến màu sắc của chúng và xử lý kịp thời.

Dù nguyên nhân của hiện tượng xanh thân trên tôm là gì, việc can thiệp để cải thiện tình trạng này là cần thiết để đạt được hiệu quả cuối vụ cao. Việc chăm sóc và duy trì một môi trường sống tốt cho tôm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện màu sắc và sức khỏe của chúng. Sự quan sát định kỳ và can thiệp sớm khi có dấu hiệu của tình trạng không bình thường cũng là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển ổn định của tôm.

Đồng thời, việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nuôi tôm tiên tiến cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu suất trong ngành nuôi tôm. Chỉ thông qua sự chăm sóc cẩn thận và can thiệp hiệu quả, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng tôm được nuôi trong môi trường tốt nhất và mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho người nuôi.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất! Chúc bà con có vụ nuôi thành công!

>>> Xem thêm: Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Nguyên nhân và cách xử lý