Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm là một hiện tượng phổ biến gặp trong nuôi tôm các loài như tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Tại sao tôm lại có xu hướng bám bờ vào ban đêm và làm thế nào để xử lý vấn đề này là những điều cần được tìm hiểu. Thông qua bài viết trình bày các nguyên nhân và cách xử lý tôm bám bờ ban đêm hy vọng giúp bà con có thể phát hiện nhanh và xử lý đúng cách nhé.

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm là gì?

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm là việc tôm có xu hướng di chuyển và tập trung gần khu vực bờ ao của ao nuôi vào thời gian ban đêm. Thường thì, vào buổi tối tôm sẽ di chuyển từ vùng trung tâm của ao đến gần bờ ao hoặc thậm chí bám sát vào bờ ao. Đó là hiện tượng không quá nguy hiểm tuy nhiên cần quan sát, theo dõi để tìm nguyên nhân chính xác từ đó có thể đánh giá và đưa ra phương án xử lý.

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Nguyên nhân và cách xử lý
Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm.

Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm

– Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm

Khá giống với hiện tượng tôm tấp mé, tôm bám bờ vào ban đêm có thể là một trong số các nguyên nhân sau:

  • Thiếu oxy: Ban đêm việc thiếu oxy là điều dễ hiểu và thường xảy ra đối với các ao không lắp đủ quạt nước hay có mật độ tảo cao. Tảo và tôm vào ban đêm cùng có quá trình hô hấp cạnh tranh oxy với nhau, tôm thiếu oxy thường có xu hướng bơi gần bờ, tầng trên của mặt nước để tìm kiếm oxy.
  • Chất lượng nước xấu, khí độc tăng cao: Các tầng nước nơi tôm sinh sống nếu gặp phải các loại khí độc H2S, NH3, NO2 thì tôm sẽ bơi lên gần mặt nước, bám sát bờ để lấy oxy. Tôm nhiễm khí độc sẽ rất yếu, kéo đàn sát bờ sau đó chết và thấy hiện tượng tôm nổi đầu.
  • Tôm nhiễm bệnh: Khi tôm đã nhiễm bệnh sẽ yếu đi, giảm ăn và bơi bám bờ, chết lai rai. Đây là nguyên nhân khá nguy hiểm làm lây lan dịch bệnh trong ao tôm.
  • Các nguyên nhân khách quan khác phụ thuộc vào biến động môi trường, khí hậu: Khi mùa quá nóng, trời mưa hoặc mùa lạnh rét tôm cũng sẽ có những hiện tượng không mong muốn.

– Cách xử lý khi gặp phải hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm

Dựa vào các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm, bà con có thể xử lý hiện tượng này bằng các cách sau:

  • Thiết kế quạt nước với số lượng và vị trí phù hợp đảm bảo sục khí đủ ngày lẫn đêm để đảm bảo tôm được cung cấp đủ oxy.
  • Kiểm soát tảo ở mức độ phù hợp, nếu cắt tảo cần sử dụng biện pháp an toàn như phương pháp vi sinh cắt tảo hoặc thủ công vớt tảo ra khỏi ao tránh dùng hóa chất gây ra hiện tượng sụp tảo, gây ô nhiễm hữu cơ.
  • Khi nghi ngờ đàn tôm có bệnh cần lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn, virut gây bệnh để kịp thời chữa trị bằng các thuốc đặc trị (nếu nặng) hoặc các phương pháp kiểm soát ổn định trở lại nếu bệnh lý không nghiêm trọng.
  • Kiểm soát chất lượng nước và khí độc suốt vụ nuôi để tránh nhiều hậu quả cho ao tôm bằng việc đảm bảo các thông số pH, độ mặn phù hợp, dùng phương pháp sinh học đi từ đầu vụ nuôi.
Thiết kế quạt nước với số lượng và vị trí phù hợp là một phương án để xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm.
Thiết kế quạt nước với số lượng và vị trí phù hợp là một phương án để xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm.

Ngoài ra, với trường hợp tôm bám bờ vào ban đêm do các yếu tố khách quan về thời tiết, bà con có thể thực hiện biện pháp xử lý như:

  • Đối với thời tiết nắng nóng: Sử dụng quạt và đánh thêm oxy đáy ngăn chặn sự phân tầng nhiệt độ trong ao. Nếu có điều kiện sử dụng lưới che chắn phía trên ao để giảm ánh nắng trực tiếp xuống mặt nước. Cùng với đó, bà con phải theo dõi và điều chỉnh độ pH trong ao ở mức ổn định, khoảng từ 7.5 đến 8.5.
  • Đối với thời tiết mưa, trời lạnh: Trước khi mưa, nên rải vôi xung quanh bờ ao với liều lượng khoảng 15 – 20 kg/100m2. Chạy quạt liên tục khi mưa, cần giảm lượng thức ăn ít nhất 30%, tiếp tục điều chỉnh theo sự thay đổi của nhiệt độ sau mưa. Sau cơn mưa, có thể tăng dần lượng thức ăn dựa trên sự tăng nhiệt độ. Đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh, lưu ý nhiệt độ phù hợp từ cho tôm thẻ chân trắng là 26 – 32 độ C.

Để hạn chế gặp phải hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm, xuyên suốt vụ nuôi bà con nên bổ sung các chế phẩm sinh học giúp kiểm soát chất lượng nước và khí độc trong ao nuôi. Bà con có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift đến từ BIOGENCY được áp dụng cho các ao nuôi một cách an toàn được khuyến khích sử dụng với liều lượng duy trì thấp.

Hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm. Nguyên nhân và cách xử lý
Kiểm soát chất lượng nước và khí độc suốt vụ nuôi bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học.

Hiểu và xử lý hiện tượng tôm bám bờ vào ban đêm là một phần của quản lý và quy trình nuôi tôm hiệu quả. Việc này không chỉ giúp tạo ra môi trường sống tốt hơn cho tôm mà còn giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất tôm. Trong quá trình nuôi tôm cần tư vấn cụ thể về các vấn đề ao nuôi bà con liên hệ HOTLINE 0909538514 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Các vấn đề cần lưu ý khi xử lý khí độc NH3/NO2 ao nuôi tôm