Tổng hợp phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay

Với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, một lượng lớn nước thải từ ngành cao su đã được thải ra môi trường từ các quy trình công nghệ sản xuất khác nhau như mủ cao su cô đặc, cao su khối tiêu chuẩn, mủ latex, mủ cốm và mủ hổn hợp (mủ Latex, mủ nguyên liệu 3L, mủ tạp). Vì vậy, nước thải ngành cao su phải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải vào các nguồn nước chung. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các phương pháp xử lý nước thải cao su.

Tổng hợp phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay

Tổng hợp các phương pháp VẬT LÝ/CƠ HỌC xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý hay còn gọi là cơ học là một phần không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải của một hệ thống xử lý nước thải. Mặc dù, phương pháp xử lý này được xem là không có tác dụng chính trong quá trình xử lý nước thải, nhưng khi thiếu hoặc lựa chọn không công nghệ xử lý cơ học không phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý chính phía sau. Mục đích của phường pháp này là giúp loại bỏ loại bỏ các loại cặn có kích thước lớn, đa phần những chất này thường có kích thước lớn nên có thể được giữ lại bằng cách cơ học.

Tổng hợp phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay
Quá trình chế biến cao su phát sinh nhiều cặn rác, do đó cần có các phương pháp xử lý cơ học để tách rác ra khỏi nước thải.

Hạng mục xử lý của phương pháp xử lý vật lý bao gồm:

  • Song chắn rác thô.
  • Thiết bị lược rác tinh (cơ học/tự động bằng máy).
  • Lắng cát + Bơm cát.
  • Hầm bơm / Bể điều hòa.
  • Bể lắng sơ bộ.
  • Bể gạn / tuyển mỡ.

Tổng hợp các phương pháp HÓA HỌC xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải bằng hóa học được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải cao su, có thể tùy thuộc vào tính chất nước thải đầu vào mà có thể đưa ra quyết định lựa chọn xử lý hóa lý hay không trong công nghệ xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải cao su. Mục đính của phương pháp xử lý là giúp xử lý những loại nước thải chứa cặn, huyền phù, chất keo mang hàm lượng COD cao, nước thải có COD khó/không phân hủy sinh học mà xử lý sinh học không giải quyết được…

Hạng mục xử lý của phương pháp xử lý hóa học bao gồm:

  • Keo tụ tạo bông kết hợp lắng hoặc tuyển nổi.
  • Oxy hóa bậc cao kết hợp với keo tụ tạo bông và lắng hóa lý (Fenton), Oxy hóa khử màu bằng Clorine/Javen thường được sử dụng sau sinh học.
  • Trao đổi ion.
  • Tháp khử mùi.
  • Bể khử trùng.

Tổng hợp các phương pháp SINH HỌC xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải sinh học là phương pháp dùng vi sinh vật lơ lửng hoặc bám dính để xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước thải cao su. Phương pháp thường ứng dụng ở hai loại hình công nghệ như hiếu khí và kỵ khí.

  • Công nghệ sinh học kỵ khí:

Xử lý sinh học kỵ khí được sử dụng đối với một vài nhà máy cao su có đầu vào COD cao. Tuy nhiên, sinh học kỵ khí không thể xử lý triệt để COD mà chỉ để giảm tải lượng cho công trình phía sau, cho nên sinh học kỵ khí thường kết hợp với sinh học thiếu khí/Hiếu khí.

Công nghệ xử lý kỵ khí bao gồm hạng mục như: Bể kỵ khí tiếp xúc, bể kỵ khí UASB,…

  • Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí:

Quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí là quá trình lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxi để cho sản phẩm là CO2, H2O, NO3 và SO42-.

Xử lý hiếu khí trong bể gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào

CxHyOzN + (x + y/4 + z/3 + ¾) O2 + Men VS   →   xCO2 + [(y-3)/2] H2O + NH3

Giai đoạn 2: (Quá trình đồng hóa) – Tổng hợp để xây dựng tế bào

CxHyOzN + NH3 + O2 + Men VS  →   xCO2 + C5H7NO2

Giai đoạn 3: (Quá trình dị hóa) – Hô hấp nội bào

C5H7NO2 + 5O2+ Men VS → xCO2 + H2O

NH3  + O2+ Men VS → O2 + HNO2 + Men VS  →  HNO3

Một số nhà máy nước thải cao su thường sử dụng công nghệ hiếu phổ biến cho các HTXLNT như: Bể Aerotank (Oxic tank), Bể MBBR (moving bed biofilm reactor), bể phản ứng theo mẻ SBR (sequencing batch reactor), bể hiếu khí có màng MBR (membrane bio reactor…).

Nước thải chế biến cao su thường có hàm lượng tổng Nitơ và Amonia khá cao, Để tăng hiệu quả xử lý Amonia và tổng Nitơ, đồng thời tăng hiệu suất xử lý toàn hệ thống và tiết kiệm chi phí, cần kết hợp thêm 2 loại men vi sinh Microbe-Lift N1 nhằm tăng cường quá trình Nitrat hóaMicrobe-Lift IND hỗ trợ quá trình khử Nitrat, vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh giúp tăng ổn định hệ thống và hạn chế xảy ra tình tra sốc tải khi nồng độ ô nhiễm đầu vào tăng cao.

Tổng hợp phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay
Hệ thống sinh học nước thải cao su.
Tổng hợp phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay
Nước thải từ hệ thống xử lý nước thải cao su.

Trong một hệ thống xử lý nước thải cao su cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau để nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm men vi sinh để tăng hiệu suất của quá trình xử lý sinh học cũng rất quan trọng. Liên hệ ngay cho BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải cao su

Trả lời