Tổng hợp những sự cố bể Aerotank thường gặp và cách khắc phục

Kỹ thuật vận hành bể Aerotank luôn được kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải quan tâm, vì bể này thường xảy ra nhiều sự cố, và cách khắc phục mỗi sự cố cũng khác nhau. Bài viết dưới đây Biogency sẽ giúp bạn đọc tổng hợp những sự cố bể Aerotank thường gặp trong quá trình vận hành và cách khắc phục cụ thể. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Hãy cùng Biogency theo dõi nhé!

Tổng hợp những sự cố bể Aerotank thường gặp và cách khắc phục

Sự cố bể Aerotank 1: Bọt trắng nổi

– Do thiếu sinh khối

Bọt trắng nổi trong bể Aerotank thường liên quan đến vấn đề thiếu sinh khối trong bể. Thường xảy ra trong quá trình khởi động, được gọi là bùn non trẻ. Hoặc bọt trắng nổi cũng có thể do trong quá trình vận hành một lượng lớn bùn bị cạn kiệt hoặc mất mát sinh khối nhưng không được kỹ sư vận hành chú ý gây nên tình trạng quá tải (tuổi bùn ngắn).

Sự cố bể Aerotank bị bọt trắng nổi nhiều.

Hình 1. Sự cố bể Aerotank bị bọt trắng nổi nhiều.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra DO (quá cao).
  • Kiểm tra xem tỷ số F/M. Nếu cao thì quá tải.
  • Kiểm tra hiện tượng bùn nổi trong bể lắng. Kiểm tra nước thải đầu ra đục hay trong. Nếu bùn trôi thì đầu ra bị đục.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Duy trì DO từ 2-3 mg/l.
  • Bổ sung bùn hoạt tính khỏe (lấy từ những nhà máy tương tự), vi sinh Microbe-Lift IND, dinh dưỡng vào bể hiếu khí để tăng sinh khối.
  • Tăng tuổi của bùn bằng cách giảm WAS (Waste Active Sludge). Tăng tuổi bùn sẽ làm tăng MLSS nhằm giải quyết tình trạng quá tải đầu vào.
  • Dùng vòi xịt nước để giảm bọt trên bề mặt.

– Do còn dư lượng của các hợp chất tẩy rửa

Các chất tẩy rửa trong nước thải không được phân hủy hoàn toàn. Loại bọt này dễ bị thổi theo gió và có thể gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra nước thải đầu vào.
  • Kiểm tra bùn dưới kính hiển vi.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Sử dụng chất phá bọt.
  • Giám sát nước thải đầu vào. (Loại bỏ)
  • Bổ sung bùn hoạt tính khỏe (lấy từ những nhà máy tương tự), vi sinh Microbe-Lift IND, dinh dưỡng vào bể hiếu khí để phục hồi.

Sự cố bể Aerotank 2: Bùn trương nở khó lắng (vi khuẩn sợi)

Sự cố bể Aerotank liên quan đến bùn trương nở thường do vi khuẩn sợi gây ra. Những nguyên nhân làm vi khuẩn sợi phát triển quá mức và cách kiểm tra, xử lý cụ thể cho từng trường hợp là:

– Do thiếu dinh dưỡng

Cách kiểm tra: Kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng như N, P và Fe.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Cho thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. BOD/N > 100/3, BOD/P > 10/1, BOD/Fe > 100/0.5.
  • Khử trùng RAS bằng 1 – 10 kg Cl/1000kg MLSS.

Sự cố bể Aerotank liên quan đến vi khuẩn sợi phát triển quá mức (khi soi dưới kính hiển vi).

Hình 2. Sự cố bể Aerotank liên quan đến vi khuẩn sợi phát triển quá mức (khi soi dưới kính hiển vi).

– Do DO thấp

Cách kiểm tra: Kiểm tra đĩa phân phối khí, lượng DO tại những vị trí khác nhau trong bể sục khí.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Tăng sục khí, làm sạch bộ khếch tán hoặc tăng tốc độ máy sục khí.
  • Hoặc giảm F/M phù hợp với DO hiện tại.
  • Khử trùng RAS với 1 – 10kg Cl/1000kg MLSS.

– Do sự dao động bất thường của pH

Cách kiểm tra: Kiểm tra và giám sát pH của nước thải đầu vào

Hướng xử lý khắc phục:

  • Xác định nước thải đầu vào có tính axit.
  • Tăng pH bằng NaOH/ NaHCO3/Na2CO3.
  • Khử trùng dòng RAS với 1 – 10kgCl/1000kg MLSS.

– Do một lượng lớn các sinh vật dạng sợi trong nước thải đầu vào

Cách kiểm tra: Kiểm tra nước thải đầu vào của vi khuẩn dạng sợi.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Khử trùng nước thải đầu vào với 5 – 10 mg/L Clo.
  • Sục khí khu vực thượng nguồn trước nếu có thể.

– Do bể hiếu khí hoạt động thiếu tải vì quá nhiều chất thải rắn trong hệ thống

Riêng nguyên nhân này sẽ làm cho vi sinh vật dạng sợi sẽ ít đi so với mức bình thường (khi soi dưới kính hiển vi).

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra F/M và MLSS.
  • Kiểm tra SVI, thấy tăng đột ngột

Hướng xử lý khắc phục: Giảm xả bỏ bùn tại bể hiếu khí, xả bỏ không quá 10% mỗi ngày. Làm vậy cho đến khi chỉ còn một lượng nhỏ bọt tan nhẹ trên bề mặt bể sục khí.

Sự cố bể Aerotank 3: Bọt nâu óng ánh khó vỡ

– Do sự phát triển của vi khuẩn thuộc họ Actinomycete

Hệ quả của sự tăng trưởng của vi khuẩn thuộc họ Actinomycete là Nocardia, Microthrix. Đây những vi sinh tăng trưởng chậm và bọt nâu được hình thành từ sự phát triển của vi sinh trong hỗn hợp bùn lỏng vì các chất này tiết ra chất hoạt động bề mặt.

Bọt nâu khó vỡ là một trong những sự cố bể Aerotank thường gặp khi vận hành.

Hình 3. Bọt nâu khó vỡ là một trong những sự cố bể Aerotank thường gặp khi vận hành.

Hiện tượng này cũng có liên quan đến nhiệt độ ấm, FOG, tuổi bùn cao.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra F/M (thấp)
  • Kiểm tra DO.
  • Kiểm tra và giám sát nước thải đầu vào thứ cấp và dòng RAS ở mỗi bể sục khí.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Vận hành ở mức MLSS thấp nhất và giảm thiểu tuổi bùn. Mục đích là để rửa trôi các vi sinh tạo bọt. Không luôn luôn hiệu quả, vì tốc độ sinh trưởng khác nhau. Vi sinh có tốc độ sinh trưởng chậm sẽ bị rửa trôi trong khi vi sinh có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tồn đọng lại.

Những vi sinh gây ra bọt nâu có tốc độ sinh trưởng phát triển khác nhau.

  • Tăng WAS không quá 10% mỗi ngày cho đến khi quy trình trở lại bình thường.
  • Giảm công suất của máy thổi khí giúp giảm lượng bọt tức thời.
  • Sử dụng thuốc diệt khuẩn ví dụ: Clo.

– Do bể hiếu khí hoạt động thiếu tải vì quá nhiều bùn trong hệ thống

Cách kiểm tra: Kiểm tra SVI tăng đột ngột qua mấy ngày liên tiếp.

Hướng xử lý khắc phục: Giảm xả bỏ bùn tại bể hiếu khí, xả bỏ không quá 10% mỗi ngày. Làm vậy cho đến khi chỉ còn một lượng nhỏ bọt tan nhẹ trên bề mặt bể sục khí.

Sự cố bể Aerotank 4: Quá trình Nitrat hóa xảy ra không hoàn toàn

– Do sự sụt giảm của pH

Cụ thể là không đủ độ kiềm trong nước thải hoặc chất thải có tính axit hiện diện trong nước thải đầu vào.

Cách kiểm tra: Giám sát và kiểm tra pH và độ kiềm trong nước thải đầu vào.

Hướng xử lý khắc phục: Tăng pH bằng cách cho thêm chất kiềm như NaHCO3, Na2CO3.

– Do bể Aerotank không có khả năng Nitrat hóa một cách hoàn toàn

Nguyên nhân thường do:

  • Lượng DO bị giới hạn.
  • Tải trọng Nitơ bị tăng lên hằng ngày.
  • Lượng vi sinh có khả năng thực hiện Nitrat hóa quá thấp.
  • pH và chất kiềm thấp.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra DO.
  • Kiểm tra TKN và tốc độ chảy của nước thải đầu vào.
  • Kiểm tra sự thoát chất rắn sinh học trong nước thải đầu ra.
  • Kiểm tra tốc độ hao mòn/mất của bùn.
  • Kiểm tra pH và tính kiềm của nước thải đầu vào và bùn lỏng trộn lẫn.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Tăng sục khí hoặc giảm tải đầu vào. DO cần ở mức 2–3 mg/L.
  • Tăng MLSS bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND và tăng sục khí.
  • Bổ sung men vi sinh xử lý Amonia Microbe-Lift N1 và giảm tải chất rắn đi vào trong bể lắng.
  • Tăng pH bằng cách cho thêm chất kiềm.

Sự cố bể Aerotank 5: Bùn thiếu dinh dưỡng

Sự cố bể Aerotank xảy ra do bùn thiếu dinh dưỡng.

Hình 4. Sự cố bể Aerotank xảy ra do bùn thiếu dinh dưỡng.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra SVI 30: Bùn lắng chậm, bông nhỏ mịn, màu bùn nhạt, nước không trong.
  • Kiểm tra C, N, P theo tỉ lệ 100:5:1.
  • Kiểm tra pH.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Cân bằng pH nếu cần thiết.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bể vi sinh.
  • Thiếu Cacbon: Bổ sung mật rỉ đường, Methanol.
  • Thiếu N,P: Bổ sung Ure hoặc DAP.

Sự cố bể Aerotank 6: Bùn lỏng trộn lẫn tối màu và có mùi hôi

Nguyên nhân xảy ra thường do lượng DO trong bể bị giới hạn.

Cách kiểm tra: Kiểm tra DO.

Hướng xử lý khắc phục: Tăng sục khí hoặc giảm tải phù hợp với DO. DO cần ít nhất 2 mg/L.

Sự cố bể Aerotank 7: Lơ lửng nhiều

– Trường hợp 1: Lơ lửng nhiều, lắng nhanh, nước đục

Nguyên nhân xảy ra thường do DO thấp, Nếu DO đủ, thì nguyên nhân có thể từ chất thải độc hại.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra dưới kính hiển vi thấy không có động vật nguyên sinh.
  • Tế bào Amoeboid chiếm ưu thế.
  • Kiểm tra tỷ lệ F/M ở mức thấp.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Giảm MLSS.
  • Tăng công suất máy sục khí.
  • Nếu chất độc hại vẫn hiện diện, tăng cường thải loại để thanh lọc hệ thống.
  • Nếu chất độc đã được thải loại, giảm WAS, duy trì sục khí.
  • Bổ sung thêm Microbe-Lift IND.

– Trường hợp 2: Lơ lửng nhiều, lắng nhanh hoặc chậm, nước đục

Khả năng cao là do các chất độc hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu. Hoặc sục khí quá mức gây phân tán bùn lỏng trộn lẫn và hình thành cụm bông.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra dưới kính hiển vi thấy đông vật nguyên sinh nhưng không hoạt động.
  • Kiểm tra dưới kính hiển vi thấy đông vật nguyên sinh và hoạt động. Bùn phân tán.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Giảm WAS, duy trì sục khí.
  • Bổ sung thêm Microbe-Lift IND.
  • Giảm sục khí.

– Trường hợp 3: Lơ lửng nhiều, lắng chậm, nước đục

Nguyên nhân xảy ra là do tỷ lệ F/M quá cao hoặc do hệ thống bị quá tải.

Cách kiểm tra: Kiểm tra dưới kính hiển vi tế bào Flagellate chiếm ưu thế.

Hướng xử lý khắc phục:

  • Giảm WAS.
  • Duy trì DO ở mức 2-3 mg/l.

Sự cố bể Aerotank 8: Bùn không đạt

– Trường hợp 1: Bùn già

Nguyên nhân thường do tỷ lệ F/M thấp.

Cách kiểm tra:

  • Kiểm tra SVI 30.
  • Bùn hạt không kết bông nổi trên bề mặt. Những bùn còn lại lắng nhanh.
  • Không có bùn lơ lửng.

Hướng xử lý khắc phục: Tăng WAS bùn

– Trường hợp 2: Bùn trẻ

Nguyên nhân thường do tỷ lệ F/M cao.

Cách kiểm tra:

• Kiểm tra SVI 30.

• Bùn lắng chậm.

• Bùn lơ lửng nhiều trong nước.

Hướng xử lý khắc phục: Giảm WAS.

Kết luận, có thể thấy rằng sự cố bể Aerotank xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của kỹ sư vận hành. Một trong những cách giúp hạn chế xảy ra sự cố bể Aerotank là cung cấp các chủng vi sinh vật để hệ thống hoạt động ổn định. Để được tư vấn chi tiết hơn về men vi sinh dùng cho bể Aerotank, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Quy trình vận hành Hệ thống xử lý nước thải cơ bản cần biết