Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ở Việt Nam đã ban hành và sửa đổi các văn bản về bảo vệ môi trường, tuy nhiên các tỉnh/thành và cử tri vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải đúng cách và hiệu quả. Hôm nay, BIOGENCY sẽ thông tin đến bạn đọc về thực trạng và giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thống kê về lượng rác thải sinh hoạt và thực trạng tại Việt Nam hiện nay

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính mỗi ngày Việt Nam phát sinh hơn 60.000 tấn rác thải, 60% trong số đó là rác thải sinh hoạt đô thị. Phương pháp chôn lấp được áp dụng để xử lý hơn 70% lượng rác thải sinh hoạt, tuy nhiên chỉ khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. 30% còn lại không xử lý bằng phương pháp chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được xử lý bằng cách đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ảnh hưởng tiêu cực đến không khí.

Do vậy, không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường dẫn đến suy thoái môi trường nước, đất và không khí bởi lượng rác thải chôn lấp không hợp vệ sinh. Ở các thành phố lớn, vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Rác thải sinh hoạt.

Sau đây là thực trạng của rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh thành lớn hiện tại ở Việt Nam:

Tại Hà Nội, mỗi ngày phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Bãi rác Nam Sơn hiện tại đã quá tải nhưng chỉ có một nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Thiên Ý (Trung Quốc) đã chạy thử giai đoạn 1. Tuy nhiên vẫn chưa nghiệm và vận hành chính thức.

Tại Tp. HCM, phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị mỗi ngày. Chủ yếu vẫn dùng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên đa số các bãi rác đều đang quá tải như bãi rác Đa Phước hay khu xử lý Tây Bắc thuộc huyện Củ Chi.

Tại Cần Thơ, đã có nhà máy đốt rác phát điện với công suất 400 tấn/ngày, nhưng đang gặp vấn đề về khí thải.

Tại Hải Phòng, phát sinh khoảng 700-800 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày nhưng các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp như Tràng Cát hay xử bằng phương pháp ủ phân Compost tỏ ra chưa hiệu quả.

Tại Đà Nẵng, thậm chí còn trầm trọng hơn bởi bãi rác Khánh Sơn với sức chứa hơn 3 triệu tấn rác cũng đã quá tải công suất. Mặc dù đã mở rộng quy mô nhiều lần nhưng với việc phát sinh rác thải hiện nay khoảng 1.100 tấn mỗi ngày thì vẫn có nguy cơ cao tiếp tục quá tải.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Rác thải được chuyển đến nơi tập kết.

Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Ở Việt Nam hiện nay, giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt được áp dụng có thể được chia thành 5 phương pháp xử lý như sau:

  • Biogas.
  • Đốt thiêu hủy bằng các lò đốt thủ công.
  • Đốt rác phát điện.
  • Chôn lấp.
  • Sản xuất phân Compost.

Phổ biến nhất là phương pháp chôn lấpsản xuất phân Compost.

– Giải pháp Biogas:

Đây là công nghệ ủ vi sinh, sinh ra khí Metan và sau đó nung lò hơi phát điện. Công nghệ này bảo vệ môi trường, phù hợp với việc xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ. Tuy nhiên, ở Việt Nam rác thải sinh hoạt chưa được phân loại nên hiệu quả của công nghệ này chưa cao dẫn đến một số nhà máy áp dụng công nghệ Biogas đã dừng hoạt động tại Quảng Bình.

– Giải pháp đốt thiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công:

Phương pháp này khá đơn giản và không tốn nhiều chi phí nhưng gây khói bụi ảnh hưởng tiêu cực đến không khí. Do vậy không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường dẫn đến suy thoái môi trường.

– Giải pháp đốt rác phát điện:

Trong xu thế sắp tới của nước ta sẽ áp dụng công nghệ đốt rác phát điện, hiện tại vẫn chưa phổ biến và chủ yếu đang ở giai đoạn thử nghiệm cụ thể như tại Cần Thơ và mới đây là Hà Nội.

– Giải pháp chôn lấp:

Giải pháp chôn lấp là giải pháp ít tốn kém chi phí nhất, giúp kiểm soát sự phân hủy của rác thải sinh hoạt hữu cơ với sự trợ giúp của vi sinh vật – vi khuẩn phân hủy. Chất thải rắn được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Quá trình phân hủy sinh học khiến cho chất thải hữu cơ bị phân hủy và tạo thành các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, Nitơ, các hợp chất Amon và các khí nhà kính như CH4, CO2. Nước rỉ rác sẽ được thu gom và được xử lý ở khu xử lý sinh hóa.

Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, rác thải chủ yếu vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp, với tỷ lệ lên tới 90% nhưng chưa đến 20% là chôn lấp hợp vệ sinh (Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT).

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bãi chôn lấp rác.

Để giúp tăng hiệu quả và hạn chế vấn đề phát sinh Mùi hôi ảnh hưởng đến khu vực xung quanh của việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp, BIOGENCY mang đến giải pháp sinh học bằng cách mang đến sản phẩm Vi sinh Microbe-Lift OC có khả năng kiểm soát và khử mùi bãi rác hiệu quả với 2 chức năng chính là khử mùi trong không khí và khử mùi từ nguồn sinh ra.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Men vi sinh Microbe-Lift OC xử lý mùi hôi.

Men vi sinh Microbe-Lift OC: Dạng lỏng kích hoạt nhanh, có thể kết hợp sản phẩm với các mùi hương tự nhiên để tạo cảm giác dễ chịu, sản phẩm an toàn và thân thiện với người sử dụng.

Đặc điểm của men vi sinh Microbe-Lift OC:

  • Tác động lên quá trình phân hủy sinh học, giảm sinh ra các thành phần gây mùi như khí Sunfua, Amoniac, Mercaptan,…
  • Tạo ra các phản ứng sinh học trung hòa các phân tử gây mùi trong không khí.
  • Giảm sinh ra các khí gây ăn mòn thiết bị như H2S.

Các lợi ích chính mà Microbe-Lift OC mang lại có thể kể đến như:

  • Sau 30 phút, khí gây mùi phát sinh từ rác thải được kiểm soát.
  • Tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
  • Giảm sinh ra các hợp chất gây mùi hôi, xử lý các mùi phát sinh trong không khí.
  • Xua đuổi ruồi muỗi và hạn chế những ấu trùng gây hại phát triển.

– Giải pháp chế biến Compost, phân vi sinh:

Giải pháp chế biến Compost, phân vi sinh là phương pháp thân thiện với môi trường. Với công nghệ này, khâu phân loại rác đóng vai trò cực kì quan trọng bởi thành phẩm phải đạt yêu cầu để bón cho cây trồng. Nếu rác thải đầu vào có lẫn nhiều kim loại nặng khi bón cho cây nông nghiệp hoặc hoa màu có thể dẫn đến chết cây và ô nhiễm môi trường đất.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Ủ phân Compost.

Từ đó, Biogency mang đến giải pháp sinh học làm tăng hiệu quả cho phương pháp ủ phân Compost bằng cách kết hợp vi sinh Microbe-Lift BPCC được thiết kế đặc biệt như một chất xúc tác bằng vi sinh vật để tăng tốc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ quá trình ủ phân. Microbe-Lift BPCC làm giảm chu kỳ ủ phân bằng cách tăng nhiệt độ đống ủ nhanh chóng, giúp đạt đến nhiệt độ tối ưu từ 60 – 80 độ C trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Vấn đề rác thải sinh hoạt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Men vi sinh ủ phân Compost Microbe-Lift BPCC.

Vi sinh Microbe-Lift BPCC mang lại 5 công dụng chính sau đây:

  • Tăng tốc quá trình ủ phân, rút ngắn thời gian ủ từ 20-50%
  • Chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt, đều hơn.
  • Giảm mùi hôi phát sinh từ quá trình ủ.
  • Giảm nồng độ chất ô nhiễm của nước rỉ rác phát sinh từ quá trình ủ phân.
  • Phân hủy được các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.

Việc xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam là một vấn đề gây nhứt nhối cho nhiều đơn vị. Những giải pháp có thể tái chế rác thải sinh hoạt luôn được ưu tiên. Liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý mùi hôi trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt