Vi khuẩn và Virus: Phân biệt cụ thể

Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn hoặc thậm chí cho rằng vi khuẩn và virus là một, dẫn đến các sai lầm trong phòng ngừa và điều trị. Bài viết này hãy cùng BIOGENCY đi chi tiết sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn. Đồng thời tìm hiểu một số loài vi khuẩn có lợi được ứng dụng trong quá trình xử lý nước thải hiện nay.

Vi khuẩn và Virus: Phân biệt cụ thể

Phân biệt vi khuẩn và virus

Điều khiến nhiều người nhầm lẫn vi khuẩn và virus đó là vì chúng đều có kích thước siêu nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi, đồng thời chúng đều có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên trên thực tế vi khuẩn và virus là 2 loài sinh vật hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt vi khuẩn và virus, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về cấu trúc, kích thước, hình dáng, đặc điểm sinh sản,… ở bảng sau:

Điểm so sánh Virus Vi khuẩn
Cấu tạo Virus có vỏ Protein, lõi vật liệu di truyền (ARN và ADN) mà không có Ribosome và vách tế bào. Vi khuẩn có Ribosome và vách cứng được tạo thành bởi Peptidoglycan. Vật liệu di truyền của vi khuẩn được tạo thành từ các enzyme, dinh dưỡng, chất thải và khí được bao trong màng tế bào và vách tế bào.
Tổ chức sống và sinh sản Virus là các cấu trúc hữu cơ, sống sót và nhân lên thông qua tương tác với các cơ thể sống khác. Ngoài ra, Virus làm thay đổi vật liệu di truyền của tế bào vật chủ để tự sinh sản.

Virus là sinh vật sống trong tế bào và xâm nhiễm tế bào vật chủ để sống trong tế bào đó.

Không thể tồn tại mà không có vật chủ.

Vi khuẩn là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản phân đôi.

Vi khuẩn thuộc loại đơn bào nên có thể sống ở ngoài hay trong các tế bào khác.

Có thể tồn tại mà không cần tế bào chủ.

Kích thước Virus nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Vi khuẩn lớn hơn Virus từ 10 đến 100 lần.
Lợi ích Nhìn chung virus không có lợi ích gì cụ thể. Nhưng một số loại Virus được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ gen. Nhiều loại vi khuẩn có lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống con người. Ví dụ như:

  • Hàng trăm lợi khuẩn sống trong đường ruột giúp tiêu hóa và đóng vai trò miễn dịch, ngăn ngừa bệnh đường ruột.
  • Vi khuẩn ở đại tràng giúp tổng hợp Vitamin K.
  • Vi khuẩn trong môi trường giúp đất đai màu mỡ, tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.
Tác hại
  • Gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sốt xuất huyết, Ebola, MERS-CoV,…
  • Gây viêm nhiễm cơ quan trong cơ thể và thường gây nhiễm trùng toàn thân.
  • Gây viêm nhiễm đa phần theo khu trú tại một hoặc một vài vị trí trên cơ thể.
Cách tiêu diệt Không thể tiêu diệt Virus bằng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được dùng để điều trị một số bệnh cụ thể và làm giảm quá trình nhân lên của Virus. Có thể sử dụng Vacxin và kháng sinh để tiêu diệt. Vacxin có thể là vi khuẩn, Virus giảm độc lực hay vi sinh vật bất hoạt, cũng như chế phẩm từ vi sinh vật để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động.

Một số chủng vi khuẩn có lợi giúp xử lý nước thải hiệu quả

Vi khuẩn có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ, đặc biệt là Nitơ, Photphat trong nước thải. Ứng dụng vi khuẩn vào xử lý nước thải ngày càng được ưu tiên vì chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tự nhiên, nước thải sau khi xử lý không biến đổi thành phần, tính chất.

Dưới đây là một số chủng vi khuẩn được ứng dụng trong xử lý nước thải phổ biến hiện nay.

– Bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter:

Bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter được xem là cứu tinh giúp xử lý Nitơ và Amoniac trong nước thải thông quá quá trình Nitrat hóa. Trong đó, Nitrosomonas giúp biến đổi Amoni (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2-), còn Nitrobacter chuyển hóa Nitrit (NO2-) thành Nitrat (NO3-). Đặc biệt bộ đôi này có khả năng chịu được tải trọng lên đến 1.500 mg/l. Điều mà hiếm chủng vi khuẩn nào hiện trên thị trường có thể làm được.

Vi khuẩn và Virus: Phân biệt cụ thể
Nitrosomonas và Nitrobacter – Bộ đôi xử lý Nitơ và Amonia hàng đầu.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 là sản phẩm được ưa chuộng bậc nhất hiện nay vì ứng dụng hiệu quả bộ đôi NitrosomonasNitrobacter. Sản phẩm được sử dụng cho đa dạng loại nước thải, từ nước thải sản xuất như: Cao su, thủy sản, bia, thực phẩm… đến nước thải sinh hoạt đô thị, chung cư, cao ốc văn phòng, y tế bị vượt chỉ tiêu Nitơ, Ammonia.

– Vi khuẩn Bacillus (trực khuẩn):

Chủng vi khuẩn Bacillus được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải. Chúng có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, lipit, xenlulozơ, tham gia quá trình Nitrit và Nitrat để biến Amon hóa, Protein thành hợp chất Nitơ và giải phóng khí NH3. Đồng thời Bacillus có khả năng tiết ra kháng sinh ức chế nhóm vi sinh gây bệnh, làm giảm khí H2S và độc tốt trong nước thải,…

– Chủng Pseudomonas:

Vi khuẩn Pseudomonas có khả năng phân hủy, đồng hóa các chất hữu cơ kể cả những chất khó phân hủy. Pseudomonas thúc đẩy quá trình oxy hóa khử được xúc tác bởi enzyme nội bào, tạo ra  các sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa Nitrat thành phân tử Nitơ và bay vào không khí, làm giảm nồng độ Nitơ tổng, Amoni, Nitrit và Nitrat trong nước thải. Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh ứng dụng chủng vi khuẩn Pseudomonas kết hợp cùng Bacillus lichenliformisWolinella succinogenes cho hiệu quả xử lý nước thải vượt trội.

Vi khuẩn và Virus: Phân biệt cụ thể
Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải  BOD, COD, TSS.

Bên cạnh môi trường, các sản phẩm ứng dụng vi khuẩn như men vi sinh Microbe-Lift đã và đang mang đến những hiệu quả vượt trội, an toàn trong nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, nông nghiệp,…

Như vậy, mặc dù đều có kích thước siêu nhỏ, có thể gây bệnh nhưng vi khuẩn và virus hoàn toàn khác nhau. Mong rằng những chia sẻ trên phần nào đã giúp bạn đọc không còn nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus, đồng thời biết thêm một số chủng vi khuẩn hữu ích ứng dụng trong xử lý nước thải. Nếu quan tâm đến các sản phẩm men vi sinh từ thương hiệu Microbe-Lift, bạn vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Vai trò của vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi