Vì sao cần xử lý nước thải vượt BOD, COD?

Cần xử lý nước thải vượt BOD, COD vì so sánh với quy chuẩn xả thải, có thể thấy nhiều các loại nước thải vượt BOD, COD so với hàm lượng xả thải cho phép. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và môi trường. Ảnh hưởng đó là gì? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần xử lý nước thải vượt BOD, COD?

Chỉ số BOD, COD trong nước thải đầu ra được quy định như thế nào?

BOD và COD là hai trong nhiều chỉ tiêu đo lường mức độ ô nhiễm của nước thải. Trong hầu hết các Quy chuẩn quốc gia về nước thải, đều khống chế mức tối đa cho phép xả thải của hàm lượng này. Những loại nước thải khác nhau thì đầu ra được kiểm soát theo các chỉ số BOD, COD cũng khác nhau. Cụ thể:

STT Loại nước thải Quy chuẩn tham chiếu Hàm lượng BOD, COD cho phép theo cột B
1 Nước thải công nghiệp QCVN 40: 2011/BTNMT BOD5 = 50 mg/l, COD = 150 mg/l
2 Nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT BOD5 = 100 mg/l, COD = 300 mg/l
3 Nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT BOD5 = 50 mg/l, COD = 100 mg/l

Riêng đối với nước thải sinh hoạt cần kiểm soát chỉ tiêu BOD5 dưới 50 mg/l để đảm bảo đạt cột B của QCVN 14:2008/BTNMT. Chi tiết về các chỉ tiêu cần kiểm soát trong nước thải sinh hoạt đầu ra được thể hiện ở bảng dưới.

Bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt

Hình 1. Bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT.

Đặc điểm của nước thải vượt BOD, COD

Nước thải vượt BOD, COD thường có mùi hôi nặng và chua. Màu nước thải tối và đục, nhiều cặn lơ lủng.

Dưới đây là một vài thông số BOD thường thấy khi đo được của các loại nước thải:

  • Nước thải sinh hoạt : 100 – 200 mg/l
  • Nước thải xi mạ: 300 -1000 mg/l
  • Nước thải dệt nhuộm: 500 – 3000 mg/l
  • Nước thải sản xuất bia: 800 – 2000 mg/l
  • Nước thải nhà máy giấy: 2000 – 3000 mg/l
  • Nước thải chế biến thủy sản: 2000 – 5000 mg/l
  • Nước thải sản xuất cao su: 3000 – 10000 mg/l
  • Nước thải chăn nuôi: 3000 – 5000 mg/l

Nước thải có chỉ tiêu BOD, COD cao dẫn đến DO thấp

Hình 2. Nước thải có chỉ tiêu BOD, COD cao dẫn đến DO thấp.

Vì sao cần xử lý nước thải vượt BOD, COD?

Cần xử lý nước thải vượt BOD, COD vì so sánh với quy chuẩn xả thải, có thể thấy nhiều các loại nước thải vượt BOD, COD so với hàm lượng xả thải cho phép. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và môi trường. Cụ thể là:

– Nước thải vượt BOD, COD làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây chết cá và thủy sinh:

Cả BOD, COD đều cho biết mức độ ô nhiễm của nước. Hàm lượng COD trong nước càng cao thì các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước càng nhiều. Những chất tồn tại trong nước sẽ phân hủy theo thời gian, sử dụng oxy hòa tan trong nước để trải qua phản ứng phân hủy hóa học, từ đó làm giảm DO (oxy hòa tan) trong nước.

Mặt khác, các sinh vật sống dưới nước, cả thực vật và động vật, đều cần oxy để quang hợp và hô hấp. Lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống, không đáp ứng được nhu cầu sống sẽ ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật trong nước và gây chết cá cũng như các thủy sinh khác. Điều này gây mất mỹ quan và còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Do đó, cần xử lý nước thải vượt BOD, COD trước khi xả thải ra môi trường.

Lượng oxy hòa tan trong nước giảm là nguyên nhân gây chết cá và thủy sinh

Hình 3. Lượng oxy hòa tan trong nước giảm là nguyên nhân gây chết cá và thủy sinh, do đó việc xử lý nước thải vượt BOD COD là cần thiết.

– Nước thải vượt BOD, COD xả ra môi trường làm doanh nghiệp gặp các vấn đề liên quan đến pháp luật:

Khi xả nước thải chưa đạt chuẩn ra môi trường, không riêng chỉ tiêu BOD hay COD, mà cả các chỉ tiêu khác có trong quy định xả thải, doanh nghiệp đều có khả năng bị phạt, nghiêm trọng hơn có thể bị khởi kiện, ảnh hưởng đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp xả nước thải chưa đạt chuẩn ra môi trường có thể bị khởi kiện hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Hình 4. Doanh nghiệp xả nước thải chưa đạt chuẩn ra môi trường có thể bị khởi kiện hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, cần xử lý nước thải vượt BOD và COD trước khi xả ra cơ quan tiếp nhận để giảm thiểu các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước, giúp nước thân thiện với môi trường, an toàn cho môi trường và hệ sinh thái.

Xử lý nước thải vượt BOD, COD như thế nào?

Hiện nay, khi xử lý nước thải vượt BOD, COD, ta thường hay nhắc đến phương pháp xử lý bằng sinh học, sử dụng công nghệ hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải. Với phương pháp này, việc lựa chọn sản phẩm vi sinh là khâu quan trọng cần thiết để việc xử lý mang lại hiệu quả cao và tối ưu chi phí.

Vi sinh Microbe-Lift IND là gợi ý hàng đầu trong việc làm giảm mạnh các chỉ tiêu BOD, COD trong nước thải. IND sẽ giúp loại bỏ toàn bộ BOD, COD, Nitơ, Photpho, các vi khuẩn, virus gây bệnh… đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã quy định đối với từng loại nước thải. Cụ thể:

  • Xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS đạt chuẩn xả thải đầu ra chỉ trong thời gian từ 3 – 4 tuần.
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Giảm tỷ lệ vi sinh chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sinh học sau khi gặp sự cố (cúp điện, bão lũ…).
  • Cải thiện quá trình lắng và giảm thể tích bùn sau xử lý.

Vi sinh Microbe-Lift IND – Giúp giảm mạnh các chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong nước thải (chai sản phẩm sau khi khách hàng đã sử dụng)

Hình 5. Vi sinh Microbe-Lift IND – Giúp giảm mạnh các chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong nước thải (chai sản phẩm sau khi khách hàng đã sử dụng).

Kết luận, cần xử lý nước thải vượt BOD, COD vì nó gây ảnh hưởng rất nhiều không chỉ đến doanh nghiệp mà còn đến cả môi trường và hệ sinh thái. Sử dụng sản phẩm sinh học xử lý BOD, COD đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải qua tỷ lệ BOD/COD