Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao

Khi vận hành các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, đặc biệt là nước thải ngành hải sản, tình trạng vi sinh sốc tải do nước thải thủy sản nhiễm mặn cao là một trong những vấn đề thường xảy ra. Do đó, các nhà vận hành bên cạnh quan tâm các yếu tố như lưu lượng xử lý, pH hay nồng độ các thông số ô nhiễm thì độ mặn cũng là một yếu tố đặc thù (chỉ xuất hiện ở một số loại hình nước thải) cần được giám sát và đưa ra cách vận hành hợp lý.

Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao

Độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải?

Độ mặn trong nước nói chung và trong nước thải thủy sản nói riêng là giá trị của NaCl có trong nước. Tỷ lệ của NaCl càng lớn thì độ mặn càng cao.

Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Cấu tạo cơ bản của muối NaCl.

Tại các hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản, do đặc thù về nguồn nguyên liệu nên nước thải sản xuất sẽ chứa một lượng muối nhất định, độ mặn thông thường dao động từ 1 – 2 phần nghìn. Với độ mặn này thì hệ vi sinh vật thông thường trong hệ thống sẽ không thể hoạt động với hiệu suất tối đa, thỉnh thoảng sẽ bị sốc tải.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên liệu sản xuất chứa một lượng lớn muối dẫn đến trong nước thải sản xuất độ mặn sẽ tăng cao. Phụ thuộc vào lượng sản xuất, đa số tình trạng trên chỉ diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn. Độ mặn thông thường trong trường hợp này rơi vào khoảng từ 4 – 10 phần nghìn. Với giá trị độ mặn cao và diễn ra đột ngột, hệ vi sinh vật trong hệ thống thường sẽ bị sốc tải cục bộ, nếu diễn ra trong thời gian dài thì hệ vi sinh rất dễ bị chết.

Dấu hiệu nhận biết vi sinh sốc tải do nước thải có độ mặn cao

Các biểu hiện của vi sinh sốc tải do độ mặn của nước thải cao đó là:

– Quan sát bằng cảm quan: 

  • Bùn vi sinh chuyển từ màu nâu đỏ sang đen xám, nếu nặng sẽ chuyển sang đen.
Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Bùn vi sinh chuyển sang màu đen xám khi nước thải có độ mặn cao.
  • Mùi hôi sản sinh ra nhiều hơn so với bình thường.
  • Bọt trắng xuất hiện nhiều trên bề mặt bể.

– Qua giá trị xử lý của hệ thống:

  • Giá trị COD, BOD, Nitơ sau xử lý tăng so với bình thường.
  • MLSS, MLVSS giảm.

Giải pháp xử lý nước thải thủy sản nhiễm mặn để tránh vi sinh sốc tải

Như phân tích sơ bộ ở trên, độ mặn trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các vi sinh vật có trong hệ thống xử lý nước thải. Độ mặn càng cao sẽ khiến hiệu suất xử lý của hệ thống càng bị ảnh hưởng. Vậy nên, các nhà vận hành cần tìm hiểu và áp dụng các giải pháp để xử lý độ mặn này.

Với tình trạng trên, có hai hướng xử lý cho vấn đề này đó là tách được dòng thải chứa muối trong nước hoặc tìm được các vi sinh vật không bị ảnh hưởng bởi muối.

Thực tế, với lưu lượng nước thải lớn (trung bình từ vài trăm m3 đến vài nghìn m3 trên 1 ngày) thì việc tách các dòng nước thải chứa muối rất khó khăn, mặt khác các hệ thống đều có cơ sở vật chất, hệ thống xử lý cố định, rất khó để điều chỉnh thêm bớt công nghệ để phục vụ việc tách dòng thải.

Với các khó khăn nêu trên và sự ảnh hưởng đến hệ vi sinh, hiệu suất của hệ thống. Viện công nghệ sinh thái Hoa Kỳ Ecological Laboratories Inc, đã nghiên cứu, phân lập và sản xuất thành công dòng vi sinh chuyên biệt là Microbe-Lift hoạt động được trong nước thải có độ mặn lên đến 40 phần nghìn.

Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải có độ mặn cao.

Với khả năng chịu được độ mặn lên đến 40 phần nghìn, các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift là giải pháp giúp hệ vi sinh trong nước thải hải sản có độ mặn cao hoạt động một cách ổn định và dễ dàng hơn.

Dưới đây là một trường hợp BIOGENCY đã xử lý nước thải thủy sản nhiễm mặn thành công cho Khách hàng là Nhà máy chế biến thủy sản Hải Nam.

Bảng phân tích 3 chỉ tiêu ô nhiễm đầu vào bị vượt chuẩn:

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 11 2015/BTNMT – Cột B
N – NH4+ mg/l 106 18
Tổng Nitơ mg/l 213 54
COD mg/l 3.796 135

Tình trạng thực tế: Mặc dù hiệu suất xử lý của toàn hệ thống tại thời điểm làm phương án xử lý là khá cao, tuy nhiên do đặc thù nguồn nguyên liệu sản xuất thay đổi nên nước thải của quá trình chế biến trong thời gian tới sẽ có độ mặn cao, từ 7 – 8 ppt.

Do đó, yêu cầu đặt ra là của Nhà máy chế biến thủy sản Hải Nam là: Duy trì hiệu suất xử lý của toàn hệ thống trong điều kiện nước thải có độ mặn tăng cao.

Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Hải Nam trước khi sử dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY.

Trước yêu cầu này, BIOGENCY đã sử dụng kết hợp 3 dòng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS, Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong bối cảnh nước thải có độ mặn cao.

Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Xử lý nước thải thủy sản nhiễm mặn với vi sinh Microbe-Lift.

Sau khi áp dụng giải pháp xử lý kết hợp với hướng dẫn vận hành của BIOGENCY, bảng phân tích nước thải đầu ra của 3 chỉ tiêu ô nhiễm N – NH4+, Tổng Nitơ và COD như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra QCVN 11 2015/BTNMT – Cột B
N – NH4+ mg/l KPH 18
Tổng Nitơ mg/l 4.2 54
COD mg/l 17 135
Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao
Hình ảnh nước thải sau khi áp dụng men vi sinh Microbe-Lift của BIOGENCY.

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản đã đạt chuẩn theo yêu cầu của Nhà máy Hải Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về trường hợp xử lý này hoặc nếu bạn đang vận hành hệ thống nước thải có độ mặn cao và chưa có giải pháp xử lý? Hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được các chuyên gia tư vấn cách xử lý hiệu quả và dễ dàng nhất!

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn