Trong ao nuôi tôm, độ kiềm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm mà còn liên quan chặt chẽ đến các yếu tố môi trường khác. Trong nuôi tôm, độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất. Vậy độ kiềm trong ao là gì? Cách xác định và quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm như thế nào? Hãy cùng BIOGENCY tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao phải xác định và quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm?
Độ kiềm là khả năng nhận H+ của nước có hòa tan Bazơ. Khi nước có nồng độ Axit cao thì việc thu nhận H+ của Bazơ tăng cao làm trung hòa Axit. Trong nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi. Vì vậy, việc quản lý độ kiềm vô cùng quan trọng khi nuôi tôm.
Trong các ao nuôi thẻ chân trắng, bà con cần quản lý độ kiềm thích hợp ở mức 120-180 mg CaCO3/l để đảm bảo tôm phát triển tốt. Khi độ kiềm thấp hơn so với mức quy định sẽ làm biến động pH và gây stress cho tôm, giảm tăng trưởng và nặng hơn có thể gây chết tôm.
Cách xác định độ kiềm trong ao nuôi tôm
Để có thể phát hiện kịp thời ao nuôi có đang bị biến đổi hay không? Bà con nên đo nước 1 lần/ngày để đưa ra những phương pháp xử lý kịp thời. Có 2 cách để xác định độ kiềm trong ao nuôi là sử dụng Test Kit Sera và sử dụng máy đo độ kiềm.
Các bước để sử dụng Test Kit Sera kiểm tra độ kiềm là:
- Bước 1: Rửa lọ thủy tinh đựng mẫu nhiều lần bằng nước mẫu cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài.
- Bước 2: Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều sau mỗi giọt đến khi nước trong lọ chuyển từ vàng sang xanh thì dừng lại.
- Bước 3: Đếm tổng số giọt thuốc đã nhỏ vào mẫu nước. Sau đó nhập vào bảng để xác định nồng độ CaCO3.
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng máy đo độ kiềm để xác định độ kiềm trong ao nuôi tôm. Đây là phương pháp được nhiều bà con áp dụng ngày nay bởi độ chính xác cao và dễ thao tác. Các máy đo kiềm thường nhỏ gọn, dễ mang ra ao, một bộ máy đo kiềm thông thường sẽ bao gồm: máy đo độ kiềm, thuốc thử, 2 ống nghiệm có nắp, hướng dẫn sử dụng và pin.
Hướng dẫn kiểm soát và quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm
Như bà con đã thấy, độ kiềm trong ao nuôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình như
- Bản chất nước;
- Điều kiện ao nuôi tôm;
- Mật độ tảo trong ao nuôi: quá trình quang hợp của tảo sẽ khiến độ kiềm tăng nhanh;
- Các loại đinh, vẹm ốc, nhuyễn thể 2 mảnh;
Có rất nhiều nguyên nhân khiến độ kiềm trong nước tăng hoặc giảm. Theo đó, tùy theo độ kiềm trong ao nuôi đang thấp hay cao mà sẽ có phương án quản lý độ kiềm phù hợp.
– Kiểm soát và quản lý độ kiềm đối với ao nuôi có độ kiềm thấp
Độ kiềm trong ao nuôi thấp xuất phát từ các nguyên nhân như nguồn nước có độ kiềm thấp, do ốc, hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo và hấp thụ muối,… Hoặc rất có thể ao nuôi đã bị nhiễm phèn, dóng rong,..
Để kiểm soát và quản lý độ kiềm đối với tình trạng ao nuôi có độ kiềm thấp, bà con cần thực hiện:
- Nếu ao nuôi xuất hiện ốc, hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo: Sử dụng những loại thuốc đặc trị theo đúng liều lượng sử dụng từ nhà sản xuất;
- Nếu ao nuôi bị nhiễm phèn: Tuân thủ các quy định cải tạo ao để hạn chế Axit hòa tan vào đáy ao;
- Nếu ao nuôi bị đóng rong: Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp xử lý rong và ổn định màu nước, cùng với đó kết hợp thêm vi sinh xử lý đáy và khí độc do xác rong chết phân hủy;
- Ngoài ra, bà con nên thay nước 5-10%/ ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc có thể bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm cho ao nuôi.
– Kiểm soát và quản lý độ kiềm đối với ao nuôi có độ kiềm cao
Đối với những ao nuôi có độ kiềm cao thường do nhiều nguyên nhân. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con đưa ra cách hạ kiềm trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân dẫn đến độ kiềm trong ao nuôi tôm cao và cách khắc phục là:
- Tảo xuất hiện nhiều trong ao, quá trình quang hợp của tảo khiến cho độ kiềm tăng nhanh ( pH>9): Bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học để cắt tảo, tránh sử dụng hóa chất quá liều dẫn đến tình trạng sụp tảo ồ ạt, ảnh hưởng đến môi trường nước. Kết hợp sử dụng thêm các chế phẩm sinh học giúp xử lý nước và xử lý khí độc.
- Do bà con bón vôi nhiều, dẫn đến tình trạng nước có độ kiềm cao: Tránh lạm dụng vôi, chỉ nên sử dụng vôi theo liều lượng sử dụng của nhà sản xuất.
- Những ao có độ kiềm cao: pH>8.5 sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Vì thế, bà con cần phải giảm độ kiềm để không làm ảnh hưởng đến tôm.
Lưu ý: Đối với nhiều hộ nuôi sử dụng nước giếng để cấp nước vào ao, thì nên kiểm tra chính xác độ kiềm của nước trước khi cấp vào ao, nếu độ kiềm cao thì nên pha loãng với nước ngọt hoặc nước có độ kiềm thấp để trung hòa lại. Đặc biệt cần thường xuyên bón vôi để xử lý đáy ao nuôi.
Bà con có thể tham khảo một số chế phẩm sinh học để sử dụng cho ao nuôi tôm mang lại hiệu quả suốt vụ nuôi như:
- Men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C: Đây là loại men chuyên làm sạch và xử lý nước, giúp phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn,… tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn
- Men vi sinh xử lý nhớt bạt Microbe-Lift AQUA SA: Đây là loại men vi sinh chuyên xử lý bùn đáy giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng ô nhiễm và khí độc sinh ra từ đáy ao.
- Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1: Đây là dòng men vi sinh dạng lỏng chứa 2 chủng chuyên biệt chuyên điều trị khí độc là Nitrosomonas và Nitrobacter, giúp làm giảm khí độc NO2 từ 5mg/l về 0 chỉ sau 5 ngày sử dụng.
Tất cả sản phẩm đến từ thương hiệu BIOGENCY đều được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Mỹ, chứng nhận xuất xứ rõ ràng. Mọi thắc mắc về tình trạng ao nuôi tôm bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cách tăng/giảm độ kiềm