Nước thải sinh hoạt là một trong những loại nước thải có chứa hàm lượng ô nhiễm cao, chứa nhiều chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, COD, Nitơ, Amonia… Trong đó, hàm lượng COD bị vượt là một trong những chỉ tiêu cần được quan tâm và xử lý. Hàm lượng COD được xác định bằng cách nào? Và làm thế nào để xử lý chỉ tiêu COD? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chỉ số COD trong nước thải là gì? Nó phản ánh điều gì?
COD là từ viết tắt của Chemical Oxygen Demand – là nhu cầu oxy hóa học. Đây là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan (DO) của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. COD là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
Hình 1. Chỉ số COD trong nước thải sinh hoạt.
Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt thường là bao nhiêu?
Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng từ 200 – 500 mg/l.
Tuy nhiên, theo QCVN 40:2011/BTNMT Cột B chỉ cho phép giới hạn xả thải là 150 mg/l, vượt quy chuẩn từ 0.3 – 2.3 lần.
Có những cách nào để xác định hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt?
Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt được xác định bằng rất nhiều phương pháp điển hình như là:
– Sử dụng Kali Dicromat:
Kali Bicromat có khả năng oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ nên người ta gọi độ oxy hóa theo Bicromat là nhu cầu hóa học oxy (Chemical Oxygen Demand. Viết tắt là COD). Phương pháp này xác định dựa trên nguyên tắc dùng Kali Bicromát là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ đặc biệt là các chất hữu cơ phức tạp, sau đó chuẩn độ lượng Kali Bicromat đủ bằng dung dịch muối Mo (mất Amoni Sunfat).
Hình 2. Sử dụng Kali Dicromat để xác định hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt.
– Sử dụng Kali Pemangat:
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên việc oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch Kali Pemanganat 0.1 N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư Kali Pemanganat được chuẩn độ bằng Axit Oxalic 0.1 N.
Phương pháp để xử lý COD trong nước thải sinh hoạt
Hiện nay có rất nhiều cách để làm giảm hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt, có thể kể đến như:
- Dùng hóa chất oxy hóa.
- Phương pháp keo tụ tạo bông.
- Phương pháp trung hòa.
- Sử dụng phản ứng Fenton.
- Lọc và hấp thụ với than hoạt tính.
- Phương pháp xử lý sinh học.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay để xử lý COD trong nước thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp xử lý sinh học. Để hiệu suất xử lý COD đạt tối đa trong phương pháp sử lý sinh học thì thường các nhà vận hành hệ thống sử dụng bổ sung thêm men vi sinh chuyên xử lý COD,BOD…
Hiện nay, trên thị trường men vi sinh để xử lý COD có rất nhiều loại men vi sinh có khả năng xử lý COD, trong đó không thể nào không nhắc đến vi sinh Microbe-Lift IND – chuyên dùng để xử lý COD,BOD,TSS trong nước thải công nghiệp nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng.
Ngoài công dụng xử lý COD, vi sinh Microbe-Lift còn chứa quần thể vi sinh vật hiếu khí và tùy nghi được nuôi cấy dạng lỏng, hoạt tính mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh trong bùn hoạt tính thông thường, đồng thời còn giúp:
- Phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả Benzene-, Toluene- hoặc Xylene- (BTX).
- Tăng hiệu suất xử lý sinh học lên tối đa 85%.
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do sốc tải COD, sốc tải Amonia.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
Hình 3. Men vi sinh xử lý COD Microbe-Lift IND.
Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là vấn đề cần quan tâm và phải xử lý triệt để. Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống xử lý nước thải mà liều lượng và vi sinh sử dụng sẽ khác nhau. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ phương án chi tiết giúp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất!
>>> Xem thêm: Vấn đề Amonia trong nước thải sinh hoạt và cách khắc phục