Xí nghiệp chế biến thực phẩm đang đối mặt với khó khăn gì trong xử lý nước thải?

Các doanh nghiệp sản xuất, xí nghiệp chế biến thực phẩm phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, chủ yếu là những khó khăn đến từ hệ thống, công nghệ sử dụng, con người và vận hành. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về những khó khăn này qua bài viết dưới đây.

Xí nghiệp chế biến thực phẩm đang đối mặt với khó khăn gì trong xử lý nước thải?

Những khó khăn về xử lý nước thải mà xí nghiệp chế biến thực phẩm đang đối mặt

Việt Nam là một đất nước được biết đến với rất nhiều sản phẩm nông-lâm-thủy sản độc đáo và có sản lượng lớn trên thị trường thế giới như lúa gạo, cà phê, cá basa, tôm… Với sự mở cửa tự do buôn bán, tiếp cận nhiều thị trường mới tiềm năng thì đây là thời điểm rất thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và xí nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam nói riêng đầu tư, mở rộng sản xuất giúp phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

Với tình hình như trên, bên cạnh tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường thì vấn đề đi kèm trong quá trình sản xuất là xử lý hiệu quả chất thải sinh ra nhằm giảm tác động của chúng đến môi trường và hệ sinh thái. Vấn đề này cũng được chính quyền và xã hội đặc biệt quan tâm.

Môi trường sống ngày càng cần được bảo vệ và quan tâm hơn.

Hình 1. Môi trường sống ngày càng cần được bảo vệ và quan tâm hơn.

Trong đó, quá trình xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất đang ngày được ưu tiên đầu tư và quan tâm nhiều hơn. Các doanh nghiệp sản xuất, xí nghiệp chế biến thực phẩm phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, điển hình như:

– Hệ thống xử lý cũ, không áp dụng được các công nghệ tiên tiến mới nhất:

Tình trạng này thường xảy ra ở những xí nghiệp chế biến thực phẩm lâu đời, hệ thống xử lý nước thải được xây dựng theo công nghệ cũ, khó áp dụng được các công nghệ mới nếu không cải tiến lại hệ thống, là nguyên nhân làm cho hiệu quả xử lý của nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm không cao.

– Kỹ thuật vận hành, xử lý sự cố chưa được chú trọng tại một số đơn vị, nhà máy:

Đa số hệ thống xử lý nước thải ngày nay đều có cơ chế vận hành tự động, nước thải sẽ lần lượt để qua các bể khác nhau để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm, do đó mà vai trò của kỹ sư vận hành hệ thống chưa thực sự được quan tâm. Điều này gây ra một số khó khăn khi hệ thống phát sinh những vấn đề ngoài kế hoạch, ví dụ như lưu lượng đầu vào tăng/giảm đột ngột hay hệ thống thiết bị, điện xảy ra bất thường…

– Tính chất nước thải ngày càng ô nhiễm nặng và khó xử lý:

Việc sử dụng nhiều phụ gia, hóa chất trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm đã vô tình làm gia tăng mức độ ô nhiễm của nước thải. Liều lượng và nồng độ ô nhiễm gia tăng là một trong những khó khăn lớn cho quá trình xử lý nước thải đạt chuẩn.

– Công suất vận hành thực tế vượt tải so với công suất thiết kế ban đầu do tăng sản lượng sản xuất:

Qua mỗi năm, doanh nghiệp mỗi phát triển, nhu cầu sản xuất, chế biến cũng ngày một tăng, vì thế mà lượng nước thải phát sinh cũng ngày một nhiều. Công suất thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa. Hệ thống xử lý nước thải vận hành vượt công suất thiết kế đề ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý chất ô nhiễm.

Giải pháp nào giúp xí nghiệp chế biến thực phẩm xử lý nước thải hiệu quả?

Đối mặt với các khó khăn như trên, Biogency đưa ra những giải pháp giúp hỗ trợ và khắc phục, giúp xí nghiệp chế biến thực phẩm xử lý nước thải hiệu quả, cụ thể là:

  • Đối với các hệ thống xử lý đã cũ, cần tính toán lại chi tiết các thông số kỹ thuật, thông số vận hành như thể tích, cấu tạo bể xử lý, công suất sục khí, công suất tuần hoàn,… để đảm bảo đủ điều kiện xử lý. Các thông số trên không đảm bảo thì cần phải cải tạo lại cho phù hợp với thực tế.
  • Đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức về vận hành, xử lý sự cố cho nhân viên vận hành hệ thống. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để vận hành hệ thống nước thải một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
  • Hệ thống vượt tải so với thiết kế, các chỉ tiêu ô nhiễm như Amonia, Nitơ tổng, COD, … ngày càng cao khiến hiệu suất xử lý của hệ thống không được đảm bảo. Đây là một trong những khó khăn điển hình, thường gặp nhất hiện nay.
    Trường hợp này, nếu xí nghiệp chế biến thực phẩm không có đủ cơ sở vật chất để cải tạo, tăng công suất để đáp ứng hiện trạng thì phải có những biện pháp phù hợp để giải quyết. Hiện nay, bổ sung các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh giúp tăng hiệu suất xử lý là một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt chuẩn đầu ra

Với những đặc trưng ô nhiễm của nước thải, xí nghiệp chế biến thực phẩm có thể áp dụng men vi sinh Microbe-Lift để xử lý chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn quy định với:

  • Bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 chứa các chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính cao gấp 5 – 10 lần so với chủng vi sinh thông thường, là giải pháp tối ưu giúp tăng hiệu suất xử lý Amonia trong nước thải chế biến thực phẩm lên đến 99% chỉ trong 2-4 tuần.

Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

Hình 2. Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.

  • Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh kỵ khí có hoạt tính mạnh gấp 5 – 10 lần so với các chủng vi sinh thông thường, được chọn lọc và hoạt hóa sẵn, giúp tăng hiệu suất xử lý COD, BOD đầu ra bể kỵ khí, phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy như Benzen, Touluen,…

Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Hình 3. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Men vi sinh Microbe-Lift với hiệu quả đã được kiểm chứng khi xử lý thành công cho nhiều xí nghiệp chế biến thực phẩm, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong vận hành, Biogency sẽ mang đến giải pháp xử lý hiệu quả nhất cho các nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm khi cần xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến thực phẩm cần lưu ý vấn đề gì?