Làm thế nào để xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả triệt để?

Xổ ký sinh trùng trên tôm là một vấn đề phần lớn bà con nuôi tôm quan tâm. Nguyên nhân là do hiện nay mật độ nuôi tôm ngày càng rộng, môi trường ô nhiễm, dễ dẫn đến tôm bị nhiễm ký sinh trùng, chậm lớn, năng suất thấp. Bên cạnh đó, công tác xử lý, xổ ký sinh trùng trên tôm cũng không hề đơn giản, dễ tái nhiễm. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con tìm hiểu về cách xử lý, xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả triệt để nhất!

Làm thế nào để xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả triệt để?

Cách xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả

Trước khi tìm hiểu về cách xổ ký sinh trùng trên tôm, bà con cần xác định chắc chắn rằng tôm đang bị nhiễm ký sinh trùng. Một số dấu hiệu điển hình cho thấy tôm nhiễm ký sinh trùng như:

  • Vỏ tôm nhợt nhạt, trắng đục hoặc màu sữa.
  • Tôm ăn chậm, yếu, không lớn.
  • Ruột ziczac như xoắn lò xo.
  • Đường ruột tôm cong, phình, có dịch vàng hơi hồng hoặc đứt từng đoạn, không có thức ăn trong đường ruột.
  • Xi phông hao nhiều.
  • Chấm gạo đường ruột đốt thứ 6 (mũ đuôi).

Ruột ziczac, đứt khúc là một trong các dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng.

Hình 1. Ruột ziczac, đứt khúc là một trong các dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng.

Mặc dù có nhiều dấu hiệu, tuy nhiên khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng, nếu không có kinh nghiệm sẽ khó khăn để nhận biết bằng mắt thường. Do đó, tốt nhất bà con nên mang tôm đi xét nghiệm. Việc xét nghiệm còn giúp bà con xác định được mật độ ký sinh trùng trên tôm là bao nhiêu, tôm có gặp vấn đề về đường ruột đi kèm hay không, và từ đó lựa chọn được phương án xử lý phù hợp, mang lại hiệu quả triệt để nhất.

Khi xác định được tôm nhiễm ký sinh trùng, bà con cần hiểu rằng đây là tình trạng không dễ điều trị, thường kéo dài dai dẳng, lại dễ đi kèm với bệnh đường ruột tôm, do đó tuyệt đối không chủ quan.

Các bước điều trị, xổ ký sinh trùng trên tôm cụ thể như sau:

– Bước 1: Sử dụng thảo dược (cây cỏ lào và cây phèn đen)

Cây cỏ lào và cây phèn đen là 2 loại thảo dược có công dụng trong điều trị bệnh phân trắng, viêm đường ruột do ký sinh trùng, vi bào tử trùng, vi khuẩn Vibrio. Để xổ ký sinh trùng trên tôm, bà con có thể áp dụng 2 loại thảo dược này. Tham khảo thêm: Điều trị Bệnh phân trắng và Viêm đường ruột cấp cho tôm nhờ cây Cỏ lào và cây Phèn đen >>>

Cây cỏ lao.

Hình 2. Cây cỏ lao.

Cây phèn đen.

Hình 3. Cây phèn đen.

Nguyên liệu gồm: 

  • 1kg lá và thân cây phèn đen.
  • 1kg lá cây cỏ lào.
  • Cồn 70% (sử dụng cồn Thái Lan để có chất lượng tốt).

Thực hiện: Rửa sạch lá, thân cây phèn đen và phần lá cỏ lào. Sau đó xay nhuyễn cùng nhau thành hỗn hợp. Cho thêm 10 lít nước sạch vào nấu sôi trong 2 giờ, đợi nguội, vắt phần bã, lấy nước cốt.

Lưu ý: Để bảo quản hỗn hợp này được lâu, bà con pha nước cốt trên với cồn 70 độ, với liều pha cứ 8 lít nước cốt sẽ pha với 2 lít cồn.

Cách sử dụng: 

  • Sử dụng để điều trị trường hợp triệu chứng nhẹ: Trộn 1 lít sản phẩm sử dụng với 50kg thức ăn, cho tôm ăn định kỳ 1 ngày/lần.
  • Sử dụng để điều trị trường hợp triệu chứng nặng: Trộn 1 lít sản phẩm sử dụng với 20 – 30kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày và liên tục trong 3 ngày. Không nên cho ăn thời gian dài hoặc quá liều bởi ruột tôm sẽ dễ bị xoắn.

– Bước 2: Xử lý môi trường

Sau khi xổ ký sinh trùng ở bước trên, bà con cần xử lý môi trường nước ao ngay lập tức. Diệt ký sinh trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím, giúp tiêu diệt tận gốc ký sinh trùng xổ ra từ tôm và tồn tại trong nước ao, chống tái nhiễm.

Sau đó, sử dụng men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C cung cấp hệ vi sinh vật có ích nhằm phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch đáy ao, làm sạch nước ao nuôi. Bước này giúp ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của các nguyên sinh động vật, nấm,…có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên tôm.

Men vi sinh xử lý và làm sạch nước ao với men vi sinh Microbe-Lift AQUA C.

Hình 4. Men vi sinh xử lý và làm sạch nước ao với men vi sinh Microbe-Lift AQUA C.

– Bước 3: Khôi phục hệ đường ruột cho tôm

Tại bước này, bà con sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM nhằm cung cấp lợi khuẩn cho hệ đường ruột tôm, giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột, chống viêm nhiễm sau khi xổ ký sinh trùng trên tôm.

Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.

Hình 5. Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.

Tùy vào tình trạng của tôm, bà con sẽ sử dụng thuốc đặc trị với liều lượng phù hợp. Chú ý sử dụng đúng thuốc đặc trị, đúng liều lượng, đúng thời điểm (tránh sử dụng khi thời tiết xấu, ao biến động). Nếu muốn tăng liều, bà con có thể chia thành các giai đoạn, tránh sử dụng liều cao một lần do việc lạm dụng thuốc với liều lượng cao dễ khiến tôm bị ngộ độc.

Sau khi sử dụng thuốc đặc trị, bà con cần tiến hành khử trùng, diệt khuẩn. Công đoạn diệt khuẩn bà con cần chú ý sử dụng sản phẩm có mức độ vừa, tránh quá mạnh, vì sau khi xổ ký sinh trùng tôm thường rất yếu.

Đồng thời, bà con có thể sử dụng Cloramin B – loại hóa chất an toàn được WHO và Bộ Y tế khuyên dùng. Quá trình diệt khuẩn bằng Cloramin B diễn ra nhanh, chỉ mất vài tiếng, điều này sẽ tránh được tảo độc cũng như giảm ảnh hưởng đến vi sinh có lợi trong ao.

Một số điều cần lưu ý khi xổ ký sinh trùng trên tôm:

  • Liều lượng và cách xổ ký sinh trùng trên tôm để đạt hiệu quả triệt để sẽ tùy thuộc vào mật độ ký sinh trùng và tình trạng tôm.
  • Chỉ xổ ký sinh trùng trên tôm sau 30 ngày tuổi, tránh xổ sớm.
  • Xổ ký sinh trùng trên tôm trong điều kiện thời tiết đẹp.
  • Chú ý thể trạng tôm trước khi xổ, nếu tôm yếu có thể cho ăn thuốc để dưỡng một thời gian trước khi xổ.

Cách phòng ngừa ký sinh trùng và bệnh đường ruột cho tôm

Tùy thuộc vào mật độ, cách xử lý, hiệu quả của việc xổ ký sinh trùng trên tôm sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khi mật độ nuôi tôm cao, ô nhiễm nặng, chất lượng ao kém, một khi tôm đã nhiễm ký sinh trùng thường khó xử lý. Trường hợp tôm bị bệnh đường ruột đi kèm nhiễm ký sinh trùng sẽ càng khó và thường sẽ diễn ra liên tục.

Chính vì vậy, đối với tôm đang trong quá trình xổ ký sinh trùng bà con cũng cần chú ý đến chất lượng ao, tránh các tác động khác lên tôm, dễ gây ra hệ lụy lớn. Đối với trường hợp tôm chưa nhiễm, mới bắt đầu thả vào ao nuôi, bà con cần có kế hoạch phòng ngừa ký sinh trùng, bệnh đường ruột càng sớm càng tốt.

Một số các phòng ngừa ký sinh trùng và bệnh đường ruột trên tôm:

  • Thực hiện khâu cải tạo ao kỹ lưỡng.
  • Xử lý tốt nguồn nước cấp đầu vào để tránh vi khuẩn từ bên ngoài có cơ hội tấn công vào ao.
  • Sử dụng thức ăn sạch, cho ăn vừa phải, hạn chế dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm hữu cơ cho ao nuôi.
  • Lưu ý khi thay nước ao phải xử lý qua ao lắng, đi kèm diệt khuẩn.

Đặc biệt nhất, bà con cần đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng nước trong suốt thời gian nuôi. Cách đơn giản và hiệu quả, an toàn nhất là sử dụng men vi sinh. Các men vi sinh chứa chủng vi sinh như Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter… có vai trò phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa, làm sạch ao tôm, giảm khí độc, xử lý bùn đáy ao. Bà con có thể sử dụng thêm men vi sinh đường ruột để giúp đường ruột tôm khỏe hơn, phòng ngừa sự tấn công từ ký sinh trùng.

Ngoài ra, trong thời gian nuôi, bà con cần đo các chỉ số thường xuyên để chủ động kiểm soát và có phương án xử lý ngay lập tức khi có dấu hiệu bất thường. Tránh để tình trạng nặng sẽ càng khó xử lý, thiệt hại lớn.

Kết luận, xổ ký sinh trùng trên tôm không phải là vấn đề đơn giản. Việc này không chỉ đòi hỏi người nuôi có kinh nghiệm, kiến thức, cũng như sự hỗ trợ từ chuyên gia mà điều quan trọng là cần kiên nhẫn, không từ bỏ.

Mong rằng những chia sẻ trên phần nào có ích cho bà con trong vấn đề xổ ký sinh trùng trên tôm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bà con có thể liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

>>> Xem thêm: Ký sinh trùng trên tôm, mức độ nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết tôm mắc phải ký sinh trùng