Xử lý Ammonia Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan (Nồng độ 1000 mg/l)

Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy phân bón Hà Lan gặp phải vấn đề khi nồng độ Ammonia đầu vào cao, có thời điểm lên đến 1000 mg/l. Việc dừng hoạt động của tháp Stripping cũng gây áp lực rất lớn lên hệ vi sinh. Biogency đã đưa ra phương án sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để xử lý Ammonia, đồng thời khử Nitrat cho hệ thống, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn. Phương án của Biogency như thế nào? hãy cùng theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây.

Xử lý Ammonia Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan (Nồng độ 1000 mg/l)

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy phân bón Hà Lan

Với công suất sản xuất phân bón hơn 100.000 tấn/năm, Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan (đặt tại Khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) sử dụng công nghệ sản xuất phân bón NPK tiên tiến, ứng dụng công nghệ Urea hóa lỏng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Công suất sản xuất lớn và số lượng nhân công đông đã tạo ra lượng nước thải hằng ngày vô cùng lớn. Vì thế, vấn đề xử lý nước thải luôn được đơn vị này quan tâm.

Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan - Nhà máy sản xuất phân bón NPK hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Hình 1. Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan – Nhà máy sản xuất phân bón NPK hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Nước thải của ngành công nghiệp phân bón hóa học nói chung và Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan nói riêng bị ô nhiễm bởi các nguồn khác nhau và có đặc tính nước thải cũng khác nhau. Đối với nước thải sản xuất phân NPK, dòng thải chứa nồng độ NH3 và Ure cao, do đó để xử lý nước thải hiệu quả, cần trải quá quá trình xử lý phức tạp như: Trao đổi ion, Stripping hoặc sử dụng vi sinh vật… trong nhiều trường hợp cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để việc xử lý nước thải mang lại hiệu quả.

Đối với Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan, hệ thống xử lý nước thải đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Nồng độ NH4+ trong dòng thải đầu vào thường xuyên biến động trong khoảng từ 200 mg/l – 1000 mg/l.
  • Hệ thống xử lý nước thải tuy đã vận hành liên tục nhưng vẫn không xử lý được chỉ tiêu Ammonia.
  • Tháp Stripping bị ngừng hoạt động, do đó dòng thải đầu vào đi thẳng từ bể điều hòa sang cụm bể Anoxic và Aerotank nên gây áp lực rất lớn đến hệ vi sinh.

>>> Xem thêm: Vì sao bông bùn to đẹp nhưng không xử lý Amonia được?

Phương án Xử lý Ammonia Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan bằng vi sinh

Sau khi đi khảo sát thực tế ở hệ thống và nghe ban quản lý trình bày về những vấn đề mà hệ thống xử lý nước thải đang gặp phải, cũng như mong muốn đạt được khi tìm đến Biogency, chuyên viên kỹ thuật của Biogency đã đưa ra phương án sử dụng men vi sinh Microbe-Lift N1 để xử lý Ammonia cho hệ thống.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 là dòng sản phẩm chuyên dùng cho xử lý Ammonia, Nitơ với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Khả năng chịu được tải lượng Ammonia đầu vào lên đến 1500 mg/l.
  • Là sản phẩm men vi sinh dạng lỏng duy nhất trên thị trường có chứa 02 chủng vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa Ammonia về dạng Nitrite và chủng vi khuẩn Nitrobacter giúp chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate.
  • Sử dụng đơn giản, chỉ cần đổ trực tiếp vào bể có sục khí, không cần kích hoạt hoặc ngâm ủ trước.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên xử lý các loại nước thải có tải lượng Ammonia cao lên đến 1500 mg/l.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên xử lý các loại nước thải có tải lượng Ammonia cao lên đến 1500 mg/l.

Để Microbe-Lift N1 xử lý Ammonia Nitơ đạt hiệu quả, cần kiểm soát các điều kiện tại bể hiếu khí như:

  • pH: 7.5 – 8.5.
  • Nhiệt độ: 30°C đến 36°C.
  • Độ kiềm Cacbonat ≥ 150 mg/l.
  • Thời gian lưu bùn trong bể hiếu khí ≥ 10 ngày.
  • Hàm lượng DO (oxy hòa tan trong nước) ≥ 3.0 mg/l.

Kết quả đạt được sau khi áp dụng phương án xử lý Ammonia đến từ Biogency

Sau 02 tuần sử dụng men vi sinh Microbe-Lift N1 theo phương án Biogency đưa ra, nồng độ Ammonia ở mẫu nước thải đầu ra ổn định ở mức từ 0.5 – 2.83 mg/l.

Bùn tại bể Aerotank lắng sau 15 phút.

Hình 3. Bùn tại bể Aerotank lắng sau 15 phút.

Chỉ tiêu NH4+
Đầu vào 200 – 1000 mg/l
Đầu ra (không dùng Microbe-Lift) 172
Đầu ra (dùng Microbe-Lift) 2,83

Sau khi đã xử lý được nồng độ Ammonia ổn định ở mức dưới 3 mg/l, Biogency tiếp tục tư vấn và hướng dẫn nhà máy sử dụng thêm sản phẩm Microbe-Lift IND chuyên dùng để tăng cường quá trình khử Nitrat. Việc bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND vào bể Anoxic là bước quan trọng, cần thiết để hoàn tất quá trình xử lý Nitơ tổng trong nước thải.

Men vi sinh Microbe-Lift IND có khả năng khử Nitrat mạnh nhờ chứa các chủng vi sinh vật dị dưỡng hoạt tính mạnh hơn 17 lần so với các vi sinh vật bản địa.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift IND có khả năng khử Nitrat mạnh nhờ chứa các chủng vi sinh vật dị dưỡng hoạt tính mạnh hơn 17 lần so với các vi sinh vật bản địa.

Sản phẩm của quá trình chuyển hóa Ammonia (Nitrat hóa) là NO3-, NO3- khi tác dụng với các chủng vi sinh có trong Microbe-Lift IND sẽ chuyển hóa thành Nitơ tự do (N2) bay lên. So với các chủng vi sinh hiện có trên thị trường, Microbe-Lift IND có khả năng hoạt động mạnh hơn gấp nhiều lần do chứa nhóm vi khuẩn dị dưỡng khử Nitrat hoạt tính mạnh, bao gồm: Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis Wolinella succinogenes.

Kết quả: Sau 02 tuần sử dụng Microbe-Lift IND, nồng độ Nitrat ở mẫu nước thải đầu ra ổn định ở mức dưới 16 mg/l, vấn đề xử lý Ammonia trong nước thải đã được giải quyết.

Chỉ tiêu NO3-
Đầu ra (không dùng Microbe-Lift) 375
Đầu ra (dùng Microbe-Lift) 16

Phương án xử lý Ammonia Nhà máy sản xuất phân bón Hà Lan đã cho thấy hiệu quả đáng mong đợi khi nước thải đầu ra đạt chuẩn chỉ sau 2 tuần. Việc sử dụng vi sinh cũng khá đơn giản, không gây nhiều khó khăn cho kỹ sư vận hành hệ thống. Nếu hệ thống xử lý nước thải của bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự – cần xử lý Ammonia, hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón như thế nào?