Hiện nay, giới hạn giấy phép xả thải đối với Amoniac ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn, khiến việc loại bỏ nó trở thành một trong những quy trình quan trọng nhất và khó duy trì nhất trong quá trình xử lý nước thải ở các nhà máy. Vậy có những cách nào xử lý Amoni trong nước thải công nghiệp, cùng BIOGENCY tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Vấn đề Amoni trong nước thải công nghiệp gây khó khăn gì cho doanh nghiệp?
Amoni – một hợp chất chứa Nitơ, chủ yếu được tạo ra bởi các quá trình sinh học như phân hủy chất hữu cơ. Trong các nhà máy xử lý nước thải, nó được hình thành từ urê và protein trong chất thải của con người và các chất hữu cơ khác.
Các ngành công nghiệp thường thải ra nước thải có hàm lượng Amoni cao do quá trình sản xuất của họ. Điều này có thể bao gồm các ngành liên quan đến sản xuất hóa chất, chế biến thực phẩm và sản xuất dược phẩm.
Amoni là một hợp chất khí không màu, cay nồng của Hydro và Nitơ (một nguyên tử Nitơ và 3 nguyên tử Hydro, NH3) hòa tan cao trong nước.
Trong nước thải, Amoni có thể tồn tại dưới dạng:
- Amoni tự do (NH3) hoặc Amoniac liên hợp.
- Amoni ion hóa (NH4.N) hoặc Nitơ Amoniac.
Quá nhiều Nitơ Amoni trong môi trường nước có thể gây ra nhiều tác hại.
Do quá trình oxy hóa NH4+-N, nồng độ oxy hòa tan trong nước sẽ giảm, dẫn đến nước đen, có mùi hôi, chất lượng nước suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.
Hàm lượng Nitơ quá cao trong nước sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước, kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Do có Nitơ nên số lượng vi sinh vật quang hợp (chủ yếu là tảo) tăng lên, tức là xảy ra hiện tượng phú dưỡng nước, dẫn đến: làm tắc bộ lọc, khiến chu kỳ hoạt động của bộ lọc ngắn hơn, do đó làm tăng chi phí xử lý nước. Do tảo phân hủy nên có thể xảy ra hiện tượng thiếu oxy trong nước.
Cách xử lý Amoni trong nước thải công nghiệp hiệu quả hiện nay?
Có một số công nghệ xử lý để loại bỏ Amoni khỏi nước thải công nghiệp. Các công nghệ phổ biến nhất bao gồm:
– Phương pháp vật lý:
Những phương pháp này sử dụng các quy trình vật lý để loại bỏ Amoni khỏi nước thải bao gồm:
- Loại bỏ không khí: Phương pháp này sử dụng không khí để làm bay hơi Amoni từ nước thải.
- Tách màng: Phương pháp này sử dụng màng để tách Amoni khỏi nước thải.
- Trao đổi ion: Phương pháp này sử dụng nhựa để trao đổi ion Amoni lấy các ion khác.
– Phương pháp hóa học:
Những phương pháp này sử dụng hóa chất để phản ứng với Amoni và loại bỏ nó khỏi nước thải. Ví dụ về các phương pháp hóa học bao gồm:
- Oxy hóa: Phương pháp này sử dụng hóa chất để oxy hóa Amoni thành các chất ít độc hại hơn.
- Trung hòa: Phương pháp này sử dụng hóa chất để trung hòa Amoni, làm cho nó ít kiềm hơn.
- Hấp phụ: Phương pháp này sử dụng vật liệu để hấp phụ các phân tử Amoni lên bề mặt của chúng.
– Phương pháp sinh học:
Cơ chế 1: Amonia, Nitơ cấu tạo vào tế bào vi sinh vật để tăng sinh khối (bùn hoạt tính), sau đó được tách khỏi nước bằng cách xả bỏ bùn từ bể lắng.
Cơ chế 2: Sử dụng vi sinh vật để chuyển hóa amoniac theo sơ đồ: NH4+ => NO2– => NO3– => N2↑.
- Quá trình Nitrat hóa: Quá trình này sử dụng vi khuẩn điển hình là Nitrosomonas để chuyển đổi Amoniac thành Nitrit và sau đó Nitrobacter sẽ oxy là Nitrat.
- Quá trình khử Nitrat: Quá trình này sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa Nitrat thành khí Nitơ tự do.
Để tăng tăng hiệu suất xử lý Amoni và tiết kiệm chi phí vận hành so với phương pháp hóa học các nhà vận hành thường sử dụng thêm vi sinh Microbe-Lift N1, vi sinh được sản xuất ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước khi sử dụng. Đảm bảo khả năng hoạt động của 2 chủng vi sinh vật quan trọng tham gia thúc đẩy quá trình Nitrat hóa. Cần kết hợp thêm Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi sinh vật Pseudomonas sp hoạt tính mạnh gấp 17 lần so với vi sinh bản địa tăng cường quá trình khử Nitrat, giúp giảm Nitơ tổng.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nồng độ Amoniac trong nước thải, mức độ loại bỏ mong muốn, chi phí xử lý và tác động môi trường.
Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện quá trình xử lý Amoni nước thải. Đừng quên liên hệ ngay với BIOGENCY thông qua số HOTLINE 0909 538 514 để hiểu rõ hơn về thông tin.
>>> Xem thêm: Cách giảm NO3- trong nước thải