Dựa vào đặc trưng ô nhiễm của nước thải chế biến thực phẩm, hai vấn đề gây khó khăn cho nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay là xử lý BOD và xử lý dầu mỡ. Với hàm lượng ô nhiễm cao, lên đến hàng nghìn mg/l, làm thế nào để xử lý chúng?
Đặc trưng ô nhiễm của nước thải chế biến thực phẩm
Nước là nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Một số ngành sản xuất thực phẩm bao gồm: Sản xuất các sản phẩm thịt và gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả để đóng hộp và bảo quản, các sản phẩm ngũ cốc, đường và các loại bánh kẹo có liên quan, chất béo và dầu, đồ uống, bia cùng các sản phẩm khác. Các đặc tính và thành phần nước thải rất khác nhau và đòi hỏi các công nghệ xử lý khác nhau để đạt được giới hạn xả thải theo yêu cầu.
Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu bao gồm một lượng lớn BOD, COD, chất rắn lơ lửng và hòa tan, dầu mỡ (FOG). Giá trị nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) đối với nhiều chất thải là hàng nghìn mg/l, và một số chất thải như sản xuất phô mai, sản xuất rượu và dầu ô liu, COD có thể lên đến hàng chục nghìn mg/l.
Do đó, mỗi ngành nghề sản xuất thực phẩm sẽ có các yếu tố đặc trưng cần xem xét và ngoài các vấn đề về công nghệ sản xuất, tính thời vụ của sản xuất làm tăng thêm sự khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu bao gồm các phương pháp xử lý hóa học và sinh học. Quá trình xử lý cơ bản bao gồm: Tách mỡ, tuyển nổi, keo tụ – tạo bông, lắng, lọc, hấp phụ, màng, bùn hoạt tính phân hủy kỵ khí và hiếu khí.
Xử lý BOD và Dầu mỡ trong Nước thải chế biến thực phẩm bằng cách nào?
Dựa vào đặc trưng ô nhiễm của nước thải chế biến thực phẩm, hai vấn đề gây khó khăn cho nhiều hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiện nay là:
- Xử lý BOD.
- Xử lý dầu mỡ.
Với hàm lượng ô nhiễm cao, lên đến hàng nghìn mg/l, làm thế nào để xử lý?
– Xử lý BOD, COD:
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy hòa tan cần thiết cho các sinh vật hiếu khí trong nước để phân hủy vật chất hữu cơ. BOD là thước đo mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước. Quá trình oxy hóa sinh học đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để giảm BOD và vẫn là phương pháp xử lý được ưu tiên. Hai quá trình xử lý sinh học phổ biến nhất là xử lý kỵ khí và xử lý hiếu khí.
Hình 1. Công nghệ SBR áp dụng trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm.
Quá trình xử lý kỵ khí:
Công nghệ kỵ khí thường được áp dụng trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm vì bên cạnh khả năng xử lý BOD, phản ứng kỵ khí còn sinh ra khí Mêtan như một sản phẩm phụ, có thể được tái sử dụng để tạo ra nhiệt và năng lượng điện để bù đắp chi phí sản xuất, đồng thời làm giảm lượng khí thải carbon. Các phản ứng kỵ khí thường diễn ra tương đối chậm và nhạy cảm với nhiệt độ, pH. Các bể phân hủy kỵ khí cao tải cũng ngày càng phổ biến vì khả năng chịu tải cao hơn và tạo ra ít bùn (ít sinh khối) hơn.
Hình 2. Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS và men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND giúp tăng hiệu suất xử lý BOD, COD lên tối đa 85% tại các bể sinh học.
Quá trình xử lý hiếu khí:
Nước thải công nghiệp thường không chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sinh học và tổng hợp sinh khối của vi sinh vật. Nitơ, Phốt pho và các chất dinh dưỡng khác đôi khi phải thường xuyên được bổ sung để đảm bảo cân bằng tỷ lệ C/N/P nhằm mục đích loại bỏ BOD. Một số công nghệ xử lý hiếu khí thường được sử dụng là:
- Aerotank.
- MBBR.
- Mương oxy hóa (OD).
- MBR.
- SBR.
– Xử lý dầu mỡ (FOG):
Một số nhà máy sản xuất thực phẩm thải ra một lượng lớn chất béo, dầu và mỡ (FOG). Thiết bị tuyển nổi không khí hòa tan (DAF) là một công nghệ hiệu quả để giảm mức FOG và chất rắn lơ lửng. DAF đặc biệt hiệu quả đối với chất rắn lơ lửng từ quá trình chế biến thực phẩm vì hầu hết các hạt thực phẩm nổi trên bề mặt nước. FOG nổi và chất rắn lơ lửng sau khí được tách ra khỏi bể tuyển nổi DAF và được thu hồi để xử lý.
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), FOG và nhu cầu oxy sinh học (BOD) đều giảm đáng kể bằng cách sàng lọc và xử lý DAF. Tuy nhiên, vẫn có thể có mức độ của các chất gây ô nhiễm này cần được xử lý thêm trước khi thải ra ngoài.
Hình 3. Bộ đôi sản phẩm Microbe-Lift DGTT và Microbe-Lift SA giúp tăng cường quá trình phân hủy dầu mỡ, chất béo và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải chế biến thực phẩm.
Quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm rất phức tạp và tốn kém do tải trọng chất gây ô nhiễm cao. Bên cạnh các quy trình xử lý nước thải thông thường được sử dụng, việc kết hợp thêm công nghệ vi sinh Microbe-Lift giúp giảm chi phí vận hành, ổn định hệ thống xử lý nước thải và thân thiện với môi trường.
Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về cách xử lý BOD và dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả và phù hợp nhất cho hệ thống của bạn!
>>> Xem thêm: Phương án nào giúp xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả?