Hiện tượng tắc nghẽn đường ống thoát nước do dầu mỡ không còn xa lạ đối với các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn,… Tuy nhiên để xử lý vấn đề này nên sử dụng “hóa chất” hay “vi sinh” để mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn vẫn còn là điều băn khoăn của rất nhiều người. Cùng Biogency khai phá xem đâu là phương pháp tốt nhất trong việc xử lý dầu mỡ đường ống thoát nước nhé!
Dầu mỡ có trong các đường ống thoát nước do đâu?
Dầu mỡ có nguồn gốc từ những thực phẩm như: Các loại thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt bò,…), thực vật (đậu phộng, mè,…), các loại gia vị chứa chất béo (sốt mayonnaise, mì ống, sáp, bơ, bơ thực vật,…), một số loại trái cây (bơ, dừa,…). Đây đều là những thực phẩm được sử dụng hằng ngày và không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó hiện tượng xuất hiện dầu mỡ trong các đường ống thoát nước là điều thường thấy.
Một số người thường có thói quen đổ dầu mỡ trực tiếp xuống ống cống hoặc đường ống thoát nước hay dầu mỡ từ thức ăn bám vào đĩa dính vào ống cống, khi nhiệt độ xuống thấp chúng kết thành từng mảng lớn gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hình 1. Dầu mỡ được đổ trực tiếp xuống ống thoát nước, là nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc nghẽn đường ống.
Tại sao phải xử lý dầu mỡ đường ống?
Phần lớn các chất dầu mỡ khi ở dạng lỏng dễ dàng trôi theo dòng nước nhưng khi chúng di chuyển tới đường ống thoát nước, sẽ bị nguội dần. Chất này bao phủ bên trong đường ống thoát nước ngày càng dày lên, cặn bẩn trong quá trình thoát nước bị giữ lại, do đó đường ống nước thường bị tắc nghẽn. Ngoài ra, nếu không xử lý kịp thời dầu mỡ trong các đường ống thoát nước sẽ gây nên một số tác hại sau:
- Ô nhiễm môi trường: Khi chất dầu mỡ đổ xuống bồn rửa hay cống thoát nước không chỉ làm cho đường ống tắc nghẽn mà còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm ao, hồ, sông suối,…
- Giảm hiệu suất xử lý nước thải: Dầu mỡ là hợp chất của Cacbon khó phân hủy nên khi đi vào hệ thống xử lý nước thải sẽ gây cản trở quá trình phát triển, hấp thụ oxy của vi sinh vật hoặc ngăn cản không khí hòa tan vào nước. Từ đó, các vi sinh vật chết dần, là nguyên nhân các bể xử lý không còn hiệu quả, các bọt nâu nổi trên bề mặt bể hiếu khí và tràn ra ngoài.
- Gây hỏng thiết bị: Một số thiết bị như cánh khuấy, song chắn rác, đĩa thổi khí,… nếu tiếp xúc nhiều và lâu với dầu mỡ sẽ gây ra tình trạng hư hỏng và không hoạt động nữa.
Hình 2. Đường ống bị tắc nghẽn do dầu mỡ.
Xử lý dầu mỡ đường ống thoát nước, Nên dùng hóa chất hay vi sinh?
Để cân nhắc lựa chọn phương pháp nào cho việc xử lý dầu mỡ đường ống, là sử dụng “hóa chất” hay “vi sinh”, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động, cũng như ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. Thông tin dưới đây Biogency sẽ giúp bạn.
– Dùng “hóa chất” để xử lý dầu mỡ đường ống
Một số loại hóa chất thường được sử dụng để xử lý dầu mỡ đường ống và có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ như: Bột clo, Javel, axit, bột thông cống.
Cơ chế xử lý dầu mỡ đường ống của hóa chất: Tiếp xúc trực tiếp với các mảng dầu mỡ và phản ứng với chúng để bẻ gãy các liên kết hóa học có trong dầu mỡ, từ đó hóa lỏng dầu mỡ và có thể biến chúng thành các hợp chất lỏng khác.
Ưu điểm khi sử dụng hóa chất:
- Hóa chất dễ mua, dễ sử dụng, hiệu quả nhanh.
- Chi phí mua thấp.
Nhược điểm khi sử dụng hóa chất:
- Do cơ chế của hóa chất là các phản ứng hóa học nên dễ làm hư hỏng bồn rửa, đường ống gây nóng chảy, giòn, dễ vỡ, giảm tuổi thọ thiết bị.
- Sử dụng hóa chất chỉ mang tính chất tạm thời và phải dùng liên tục. Chưa kể đến còn có thể gây nguy hại đến môi trường khi thải ra bên ngoài mà không được xử lý kỹ. Một số hóa chất tự nhiên như chanh, giấm, baking soda tuy an toàn nhưng hiệu quả lại không cao, không thể xử lý các tình trạng tắc nghẽn ống cống nặng.
Như vậy, các hóa chất có thể xử lý làm tan dầu mỡ nhưng đó không phải là cách tối ưu và an toàn. Khi sử dụng cần phải thận trọng, tránh lạm dụng. Còn phương pháp xử lý dầu mỡ đường ống bằng “vi sinh” thì sao?
– Dùng “vi sinh” để xử lý dầu mỡ đường ống
Hiện nay các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại hay các hộ gia đình phần lớn đang dùng men vi sinh để xử lý dầu mỡ và thông tắc đường ống, mang lại hiệu quả vượt trội lại rất an toàn cho môi trường.
Cơ chế xử lý dầu mỡ đường ống của vi sinh: Dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật để xử lý dầu mỡ. Các vi sinh trong đường ống sử dụng dầu mỡ làm nguồn thức ăn, từ đó phân hủy các chất này và giảm tắc nghẽn và mùi hôi chỉ sau 1 tuần sử dụng. Với lượng vi sinh khổng lồ và có khả năng tự sinh sản, men vi sinh không chỉ xử lý tắc nghẽn mà còn bảo trì đường ống trong thời gian dài, làm tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Ưu điểm chi sử dụng vi sinh:
- Các chủng vi sinh vật xử lý dầu mỡ đường ống hoàn toàn vô hại, an toàn cho môi trường và người sử dụng.
- An toàn cho đường ống, thiết bị.
- Hiệu quả lâu dài với liều lượng duy trì thấp.
Nhược điểm khi sử dụng vi sinh:
- Hiệu quả thấy được không nhanh bằng hóa chất.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với dùng hóa chất (nhưng tính về lâu dài lại giảm được chi phí duy trì).
“Theo ý kiến chuyên gia, giải pháp xử lý dầu mỡ đường ống bằng vi sinh nên được thực hiện hơn là sử dụng hóa chất, vì nó có tính bền vững hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tắc nghẽn đường ống nặng, cần kết hợp xử lý cơ học hoặc hóa học trước, sau đó mới áp dụng vi sinh sẽ cho hiệu quả nhanh hơn”.
Giới thiệu Giải pháp xử lý dầu mỡ đường ống bằng vi sinh Microbe-Lift đến từ Biogency
Giải pháp xử lý dầu mỡ đường ống thoát nước do Biogency cung cấp thường kết hợp 2 dòng sản phẩm vi sinh Microbe-Lift do Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ phát triển:
- Vi sinh Microbe-Lift DGTT – Phân hủy dầu mỡ: Chứa tập hợp một tổ hợp dạng lỏng các chủng vi sinh có hoạt tính cao (Bacillus circulans, bacillus megaterium, bacillus licheniformis, bacillus subtilis….), giúp phân hủy nhanh các hợp chất chứa chất béo, dầu mỡ (FOG). Sản phẩm có mùi hương chanh dễ chịu.
- Vi sinh Microbe-Lift IND – Thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng: Là một trong những dòng sản phẩm chứa đa dạng các chủng vi sinh nhất trên thị trường, Microbe-Lift IND giúp làm giảm chất rắn đóng ở bề mặt, bùn đáy bể và kiểm soát mùi hôi do thức ăn tích tụ gây ra. Cùng với đó, men vi sinh Microbe-Lift IND còn giúp nâng cao hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS và thúc đẩy hiệu suất phân hủy sinh học trong hệ thống xử lý nước thải.
Hình 3. Giải pháp xử lý dầu mỡ đường ống bằng men vi sinh Microbe-Lift đến từ Biogency.
Liều lượng sử dụng khi kết hợp cả Microbe-Lift DGTT và Microbe-Lift IND:
- Sử dụng DGTT : IND = 1:1.
- Bổ sung 90% liều lượng vào đường ống, còn 10% bổ sung vào bể tách mỡ.
- Nên bổ sung vi sinh vào thời điểm ít hoạt động nhất trong ngày.
- Chia nhỏ liều lượng theo ngày để việc sử dụng sản phẩm có hiệu quả hơn.
Tùy vào tình trạng dầu mỡ tắc nghẽn mà liều lượng sử dụng vi sinh sẽ khác nhau. Nếu hệ thống nước thải của bạn cũng đang gặp tình trạng tắc nghẽn đường ống thoát nước do dầu mỡ, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải cho Nhà hàng, Khách sạn