Giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ

Tôm chết cục thịt là hiện tượng vỏ tôm không cứng lại sau lột xác. Một trong những nguyên nhân chính khiến tôm lột không cứng vỏ thường là do khí độc. Vậy giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ là gì?

Giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ

Tôm lột không cứng vỏ ảnh hưởng như thế nào?

Lột xác là quá trình tích lũy chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, đạm và các loại khoáng chất cần thiết khác một cách đầy đủ. Sau đó, chúng tái sử dụng lại các khoáng chất trong lớp vỏ cũ để hình thành lớp vỏ sơ cấp mới dưới biểu bì, “bơm đầy nước” vào cơ thể sau đó chúng tách bỏ lớp vỏ cũ ra khỏi cơ thể bằng một cú búng mạnh, lớp vỏ mới được hình thành, hấp thu khoáng chất trong môi trường, cứng cáp trở lại và gia tăng đột ngột về kích thước.

Đó không chỉ là quá trình đơn thuần lớn lên của tôm, lột xác còn giúp tôm trở nên đẹp hơn, vì chúng sẽ được loại bỏ lớp vỏ cũ, các vết sẹo, các mảng bám khó chịu, làm lành lặn các vết thương trên râu, chân bơi, chân bò, đuôi và làm mới cả lớp trong của dạ dày để biến nó thành cơ quan sạch khuẩn.

Vậy nếu tôm lột không cứng vỏ, tôm sẽ rất dễ bị tổn thương. Sức đề kháng của tôm suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, các loại nấm tấn công tôm lúc mới lột xác còn rất yếu. Lâu dần, khiến tôm suy yếu, phát triển chậm và chết rải rác, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tôm và năng suất vụ nuôi, gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm.

Ngoài ra, nếu tôm lột không cứng vỏ, cơ thịt tôm sẽ bị đục sau lột xác, tôm yếu dễ nhiễm khuẩn, không tăng trưởng dẫn đến tình trạng tôm chết, tỷ lệ hao hụt cao.

Tôm lột không cứng vỏ, phụ bộ bị mất.
Tôm lột không cứng vỏ, phụ bộ bị mất.

Khí độc ảnh hưởng như thế nào đến quá trình lột xác của tôm

Hiện tượng tôm lột không cứng vỏ không còn xa lạ đối với bà con nuôi tôm, đây là hiện tượng khi tôm lột xác, vỏ bị mềm, dẫn đến hiện tượng tôm chết cục thịt. Tôm lột không cứng vỏ thường do: Thiếu dinh dưỡng, nhất là khoáng chất, lượng oxy hòa tan trong nước không đủ, độ pH trong ao không ổn định, nước ao tôm có độ mặn quá thấp, mầm bệnh trong ao nuôi tôm… và đặc biệt là khí độc vượt ngưỡng.

Giai đoạn từ ngày nuôi thứ 30 trở đi, hầu hết tất cả các ao tôm đã xuất hiện khí độc NH3, NO2 kèm theo màu nước không ổn định do sự biến động của tảo trong ao. Bởi vì lúc này lượng thức ăn ngày một nhiều hơn, đồng nghĩa với các chất hữu cơ dư thừa, phân tôm sinh ra mỗi ngày cũng tăng lên.

Đối với ao nuôi bị khí độc, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm. Một vài trường hợp khí độc ở mức thấp, sẽ làm tôm lột vỏ chậm, tôm lột vỏ không đồng đều, hoặc tôm lột không cứng vỏ. Trong quá trình lột xác, tôm thường rất yếu nên chỉ tìm chỗ kín để ẩn nấp, đặc biệt là dưới đáy, nhưng dưới đáy lại là nơi sản sinh ra nhiều khí độc, lúc này tôm nuôi sẽ dễ chết và hao hụt.

Từ tháng nuôi thứ hai trở đi, hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2 tăng cao vượt ngưỡng cho phép (NH3>0,3 mg/l; H2S>0,03 mg/l; NO2>1 mg/l) ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột vỏ của tôm.

Giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ

Vậy giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ là gì? Khi bà con test khí độc và thấy lượng khí độc trong ao vượt mức cho phép, bà con cần xử lý khí độc ao nuôi bằng cách:

  • Giảm 30-50% lượng thức ăn, ít nhất 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường.
  • Đối với những hộ nuôi có nước để thay, bà con nên thay nước, thay nước nhiều lần để loại bỏ lượng khí độc. Nên thay vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh thay nước vào trưa nắng để không gây sốc tôm. Bà con nên thay nước khoảng 20-30% lượng nước vào ao, và nước trước khi cấp vào ao phải được xử lý qua bể lắng, diệt khuẩn để tránh các virus, vi khuẩn vào ao.
  • Cho chạy quạt hết công suất để chất thải gom vào hố, sau đó xi phông đáy ao để loại bỏ các chất thải.
  • Sục khí mạnh để tăng hàm lượng oxy trong ao nuôi.
  • Bổ sung oxy viên/oxy bột nhằm thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, đồng thời oxy hóa chất hữu cơ.
  • Tạt vôi và đánh khoáng giúp tăng và ổn định pH, độ kiềm đặc biệt khi trời mưa.

Ngoài những phương pháp trên, bà con nên bổ sung các chế phẩm sinh học giúp xử lý khí độc ao nuôi giúp tôm lột nhanh cứng vỏ.

Bà con có thể tham khảo dòng chế phẩm Bio-Choice AQUA, cấp cứu tình trạng tôm nổi đầu do khí độc, giúp hạ nhanh nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S chỉ sau 24 giờ sử dụng.

Chế phẩm xử lý khí độc ao nuôi tôm Bio-Choice AQUA.
Chế phẩm xử lý khí độc ao nuôi tôm Bio-Choice AQUA.

Kết hợp cùng với men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1 đây là dòng sản phẩm chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ có mặt trong nước ao từ dạng Amoniac (NH3) gây độc và dạng Nitrit (NO2) rất độc đối với tôm sang dạng ít ảnh hưởng (NO3) hoặc không có gây độc cho tôm.

Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1
Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1

Đối với sản phẩm Bio-Choice AQUA, liều lượng sử dụng khi cấp cứu tôm nổi đầu do khí độc là 200ml cho ao 1000m3 nước, sử dụng 1 nhịp Bio-Choice AQUA với liều lượng 200ml/1000m3, sau đó sử dụng 2 nhịp như quy trình xử lý khí độc ao nuôi ứng với mỗi mức độ khí độc < 5 mg/l, 5-10 mg/l, >10 mg/l. Đối với sản phẩm AQUA N1 sẽ sử dụng 2 liều thay vì 3 liều như trước.

Xử lý khí độc ao nuôi luôn là nỗi trăn trở của bà con nuôi tôm. Khí độc bắt đầu xuất hiện từ ngày nuôi thứ 30 trở đi. Vì vậy, bà con nên chủ động phòng ngừa để tránh gây ảnh hưởng đến tôm. Đầu tiên, bà con cần kiểm soát khí độc bằng các biện pháp sau:

  • Cải tạo ao nuôi hoàn chỉnh, xử lý, diệt khuẩn ao thật sạch trước khi thả giống. Bùn và các chất dơ dưới đáy phải được loại bỏ ngay từ đầu.
  • Bà con nên trang bị hố xi phông để loại bỏ các chất thải. Bà con nên định kỳ xi phông 2-3 ngày/lần để đảm bảo nền đáy ao nuôi được sạch sẽ. Vì khi xi phông sẽ loại bỏ được chất thải, vỏ tôm, thức ăn thừa, ra khỏi ao nuôi giúp hạn chế hình thành khí độc dưới đáy ao.
  • Quản lý thức ăn thật tốt, không cho tôm ăn quá nhiều, cho tôm ăn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn nuôi và phù hợp theo size miệng của tôm tránh để thức ăn dư thừa rơi vãi xuống ao.
  • Luôn cung cấp đầy đủ lượng oxy cho tôm nuôi.
  • Duy trì mật độ tảo trong ao ổn định.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc enzyme thường xuyên trong suốt quá trình nuôi để xử lý môi trường nước ao nuôi, phân hủy các thức ăn dư thừa và các hợp chất khó phân hủy trong nước, phân tôm, xác tảo và vi sinh vật trong ao, đặc biệt giúp chuyển đổi chất độc thành không độc.

Hy vọng qua bài viết trên, Biogency sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về tình trạng khí độc gây ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ không cứng của tôm và giải pháp xử lý khí độc ao nuôi để tôm lột nhanh cứng vỏ. Mọi thắc mắc về giải pháp xử lý khí độc ao nuôi bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc. Biogency chúc bà con có một vụ mùa thật bội thu!

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi