Xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi

Khí độc và tảo độc là 2 nhân tố bất lợi hiện diện trong môi trường nước ao mà bà con nuôi tôm nào cũng cần phải nắm rõ. Bài viết lần này BIOGENCY sẽ giúp bà con hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi để bà con nuôi tôm khỏe và về size lớn tốt hơn.

Xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi

Nguyên nhân xuất hiện khí độc và tảo có hại ở ao nuôi tôm giai đoạn 30-60 ngày tuổi

Giai đoạn từ ngày nuôi thứ 30 trở đi, tại các ao nuôi tôm hầu hết đã xuất hiện khí độc NH3/NO2 kèm theo màu nước không ổn định do sự biến động của tảo trong ao. Lý do là bởi vì lượng thức ăn cho tôm ăn lúc này phải nhiều hơn, đồng nghĩa với chất hữu cơ dư thừa và phân tôm cũng sinh ra mỗi ngày cũng tăng lên. Mặt khác, lượng nước thay nếu không được xử lý kỹ thì các loại tảo độc như tảo giáp, tảo mắt sẽ theo dòng nước vào ao nuôi, làm nước nuôi tôm không ổn định.

Xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi

Hình 1. Ao nuôi tôm bị lên tảo quá mức.

Để biết khi nào cần xử lý khí độc và tảo trong ao nuôi tôm của mình, bà con cần thường xuyên quan sát và kiểm tra ao, đặc biệt là giai đoạn 30-60 ngày tuổi này, vì đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình nuôi tôm về size lớn. Nếu nhận thấy màu nước không ổn định, có khả năng là các loại tảo độc đã xuất hiện trong ao. Ví dụ:

  • Tảo lam có màu đặc trưng là xanh lá cây đậm.
  • Tảo mứt có màu đặc trưng là nâu đen, xanh rau má.
  • Tảo giáp có màu đặc trưng là màu nâu đỏ, màu trà sẫm.

Thêm vào đó, từ 30 ngày trở đi bà con nên test nhanh nồng độ NH3/NO2 mỗi ngày để kịp thời xử lý khi khí độc xuất hiện ở nồng độ thấp, như vậy sẽ giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khí độc lên tôm. Ngoài ra, khi quan sát thấy các biểu hiện tôm như:

  • Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé bờ.
  • Tôm bỏ ăn.
  • Tôm nổi đầu.
  • Tôm lột xác không cứng.
  • Mang tôm bị tổn thương.
  • Cơ tôm bị thủng.

Thì khả năng cao là trong ao nuôi đã xuất hiện khí độc, bà con cần tiến hành test khi độc ngay để xác định chính xác hàm lượng khí độc và đưa ra phương án điều trị cho tôm kịp thời.

>>> Xem thêm: Cảnh báo 4 “giai đoạn xuất hiện khí độc” trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Cách xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi

Khi trong ao nuôi tôm xuất hiện khí độc và tảo độc, bà con cần kịp thời đưa ra phương án khắc phục kịp thời. Bà con có thể tham khảo cách xử lý khí độc và tảo ở giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi do các kỹ sư thủy sản của Biogency chia sẻ dưới đây:

– Cách xử lý khí độc NH3, NO2:

Giải pháp xử lý khí độc của BIOGENCY xử lý gốc Nitơ bằng 2 chủng vi sinh chuyên biệt là Nitrosomonas và Nitrobacter, được nuôi cấy dạng lỏng với các ưu điểm:

  • Giảm nhanh nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S trong ao nuôi nhờ khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong nước ao nuôi tôm diễn ra mạnh mẽ.
  • Cấp cứu hiệu quả khi tôm bị thiếu oxy, nổi đầu do sự tích tụ khí độc, giúp tôm không bị sốc và chết do khí độc.
  • Tăng tỷ lệ sống cho tôm giai đoạn 30-60 ngày tuổi, giúp giảm chi phí nuôi trồng và tăng sản lượng tôm thu hoạch.

Xử lý khí độc và tảo giai đoạn tôm 30-60 ngày tuổi

Hình 2 Men vi sinh xử lý khí độc xử lý Amoniac (NH3) và Nitrit (NO2) dựa trên phản ứng Nitrat hóa trong chu trình Nitơ.

– Cách xử lý tảo độc:

  • Dùng vôi để cắt tảo:

Ngâm vôi khoảng 10 – 12 tiếng. Sau đó mang dung dịch này tạt đều xung quanh ao với liều lượng 30kg/1000m3 nước, thực hiện xử lý trong 2 ngày liên tiếp. Việc sử dụng vôi trong ao nuôi tôm có thể giúp kết tủa và làm giảm hàm lượng Photpho có trong ao nuôi một cách nhanh chóng. Dễ dàng nhận thấy rằng, sau khi sử dụng vôi, tảo sẽ giảm xuống rất nhanh. Sau khi tảo giảm, bà con có thể sử dụng men vi sinh để ổn định tảo để nâng cao mức độ hiệu quả.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, đối với những ao có lót bạt, khi sử dụng vôi để cắt tảo thì vào sáng hôm sau nên xiphông ngay, nhằm tránh trường hợp vôi lắng tụ dưới đáy, dễ dẫn đến xuất hiện rong nhớt ao tôm.

  • Xử lý tảo với chế phẩm vi sinh:

Sử dụng các chế phẩm vi sinh có chứa các chủng: Bacillus sp, Lactobacillus,… để cắt tảo. Những chủng vi sinh này có khả năng cạnh tranh sinh học với tảo, nhờ đó kiểm soát tảo phát triển quá mức. Do đó, sau khi làm giảm lượng tảo trong ao bằng phương pháp thay nước hoặc cắt tảo bằng vôi, bà con cần phải cấy vi sinh vào ao nuôi để ổn định tảo.

Chủ động phòng ngừa khí độc và kiểm soát tảo để nuôi tôm về size lớn

Để nuôi tôm về size lớn hiệu quả hơn, bà con nên chủ động phòng ngừa sự xuất hiện của khí độc và kiểm soát tảo trong ao luôn ở mức cho phép để tôm phát triển khỏe và ổn định. Bà con có thể tham khảo một số giải pháp sau:

  • Sử dụng các biện pháp vi sinh sớm, từ khi chưa thấy sự cố là cách phòng ngừa hiệu quả cho những giai đoạn về sau.
  • Áp dụng các quy trình nuôi tôm hạn chế thay nước để tạo môi trường ao nuôi ổn định và giảm thiểu mầm bệnh từ nước thay vào ao nuôi tôm. Xem ngay: Quy trình nuôi tôm hạn chế thay nước >>>
  • Lượng thức ăn mỗi ngày tăng, cần bổ sung lượng vi sinh định kỳ để tăng hoạt tính, đảm bảo hiệu quả xử lý.

Trên đây là cách nhận biết cũng như xử lý khí độc và tảo trong ao nuôi tôm, hy vọng giúp ích được cho bà con trong quá trình nuôi. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm cần giải đáp, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency để được hỗ trợ kịp thời. Chúc bà con có những mùa vụ thành công!

>>> Xem thêm: Ao bị khí độc NH3 1.7 – NO2 5.0 mà phèn lại cao thì nên làm gì?