Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Nước thải bệnh viện-phòng khám có thể gây những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách. Vậy có những giải pháp nào để xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám? Đâu là giải pháp phổ biến và hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Xử lý nước thải bệnh viện - phòng khám, đâu là giải pháp?

Đặc điểm của nước thải bệnh viện-phòng khám

Nước thải bệnh viện-phòng khám chứa vô số những loại vi trùng, virus, cũng như các mầm bệnh, hóa chất độc hại,… Ngoài ra, nước thải bệnh viện-phòng khám còn chứa những chất ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ, chất bẩn khoáng từ chế phẩm thuốc, chất khử trùng, dung môi hóa học, kháng sinh được sử dụng trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

Nước thải bệnh viện-phòng khám xuất phát từ 2 nguồn chính, bao gồm nước thải y tế và nước thải sinh hoạt:

  • Nước thải y tế là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động y tế như khám, phẫu thuật, thí nghiệm, xét nghiệm,…
  • Nước thải sinh hoạt từ bệnh nhân, công nhân viên của bệnh viện trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh, giặt giũ,…

Đặc trưng trong nước thải bệnh viện-phòng khám:

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đặc trưng QCVN
28:2010/BTNMT (cột B)
pH 6,5 – 8 6,5 – 8,5
TSS mg/l 160 – 300 ≤ 100
BOD mg/l 100 – 280 ≤ 50
COD mg/l 250 – 450 ≤ 100
Coliform MNP/100ml 106 – 107 ≤ 5 x 103

Một số giải pháp xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám hiện nay

Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám Ưu điểm Nhược điểm
Ứng dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt – Tương đối hiệu quả đối với nước thải có mức độ ô nhiễm vừa phải.
– Lắp đặt đơn giản, chi phí hợp lý.
– Không cần cấp khí cưỡng bức.
– Vận hành, bảo dưỡng đơn giản, tiết kiệm điện năng và không đòi hỏi trình độ chuyên môn.
– Tiết kiệm diện tích.
– Ít gây ồn.
– Với nước thải ô nhiễm hữu cơ và Nitơ cao sẽ khó được xử lý triệt để.
– Cần lắp đặt bể điều hòa và bể lắng thứ cấp, cồng kềnh.
– Cần lắp trạm bơm nước thải.
– Dễ phát sinh mùi hôi nếu vận hành sai.
Sử dụng bùn hoạt tính được ủ trong bể hiếu khí – Hiệu quả đối với nước thải có chất hữu cơ và amoni cao.
– Chi phí đầu tư thấp, kết cấu thiết bị không phức tạp.
– Không cần nhân công vận hành do chạy tự động.
– Bùn khó lắng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải.
– Tiêu hao điện năng, chi phí vận hành cao.
– Dễ gây ra tiếng ồn, mùi hôi và vi sinh vật gây bệnh.
– Cần thời gian để ổn định sau sự cố.
Ứng dụng công nghệ AAO – Hiệu quả với nước thải có mức độ ô nhiễm cao.
– Thi công nhanh, kết cấu gọn.
– Tiêu hao ít năng lượng, chi phí vận hành thấp.
– Tiết kiệm diện tích, di chuyển tiện lợi.
– Khó phát sinh mùi hôi.
– Đối với hệ thống có màng lọc, cần bảo dưỡng thường xuyên và thay màng lọc sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định.
Sử dụng nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong công trình hợp khối – Hiệu quả đối với nước thải có hữu cơ và Nitơ cao.
– Hiệu suất ổn định.
– Kỹ thuật đơn giản.
– Không chiếm nhiều diện tích.
– Dễ phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu không vận hành đúng cách.
– Khó phù hợp khi điều kiện thời tiết dễ thay đổi.
Ứng dụng công nghệ AO – Hiệu quả với nước thải ô nhiễm ở mức vừa.
– Thi công nhanh, kết cấu gọn.
– Không tốn nhiều điện, chi phí vận hành thấp.
– Không tốn diện tích.
– Khó phát sinh mùi hôi.
– Đối với hệ thống có màng lọc, cần bảo dưỡng thường xuyên và thay màng lọc sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định.
Dùng hồ sinh học ổn định – Hiệu quả cho nước thải ô nhiễm mức độ thấp và trung bình.
– Chi phí đầu tư thấp, không cần chi phí vận hành và bảo trì.
– Vận hành đơn giản, không đòi hỏi trình độ chuyên môn.
– Khó xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm cao.
– Chiếm diện tích.

Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay!

– Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám phổ biến nhất

Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám đang đối mặt với các vấn đề về hiệu suất và thời gian xử lý trong khi lưu lượng nước thải ra thì đang ngày một tăng. Giải pháp được sử dụng phổ biến nhất chính là ứng dụng công nghệ AO kết hợp màng MBR, cùng với men vi sinh để thúc đẩy, nâng cao hiệu suất xử lý.

Công nghệ AO kết hợp MBR được ưu tiên sử dụng do đây là giải pháp phù hợp nhất đối với các đặc tính của nước thải bệnh viện-phòng khám. Công nghệ này có tác dụng trong xử lý triệt để các hóa chất và vi sinh vật gây hại trong nước thải.

Xử lý nước thải bệnh viện - phòng khám, đâu là giải pháp?
Sơ đồ công nghệ AO kết hợp màng MBR được ứng dụng trong xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám được mô tả như sau:

  • Tại bể điều hòa, các thành phần hữu cơ trong nước thải được tiếp nhận từ các hố thu gom, làm ổn định và điều tiết nước thải bệnh viện-phòng khám theo từng thời điểm. Tiếp đó, máy thổi khí sẽ cung cấp oxy một cách liên tục giúp làm thoáng và ngăn chặn quá trình kỵ khí, giảm mùi hôi. Nước thải tại bể điều hòa được bơm chìm hay bơm luân phiên với lưu lượng ổn định vào bề Anoxic.
  • Tại bể Anoxic, bùn trong bể tuần hoàn từ bể hiếu khí MBR về bể Anoxic. Quá trình Nitrification từ bể hiếu khí được bơm về bể thiếu khí liên tục cùng với bùn hoạt tính. Trong điều kiện thiếu khí oxy, vi sinh vật sẽ oxy hóa những chất hữu cơ có trong nước thải bằng nguồn oxy từ NO3. Kết hợp hai quá trình Nitrification và Denitrification, hàm lượng khí Nitơ trong nước thải được xử lý lên đến 80%.
  • Nước thải sau đó được chảy sang bể sinh học hiếu khí MBR. Tại đây, quá trình xử lý chất hữu cơ được thực hiện nhờ các vi sinh hiếu khí (còn gọi là quá trình bùn hoạt tính). Nhờ vào lượng oxy nhất định được cung cấp, vi sinh vật hiếu khí sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ thành CO2, H2O,… và sau đó chuyển hóa thành bông bùn có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.
  • Sau khi ở bể hiếu khí, nước thải sẽ được màng lọc MBR hút ra ngoài. Màng lọc này có thành phần gồm nhiều sợi rỗng nhỏ với kích thước trung bình từ 0,03μm. Nước thải chảy từ màng đến các ống rỗng cực nhỏ của màng MBR, những chất như nước, bùn, N, P và các vi sinh gây bệnh với kích thước lớn được giữ lại, chỉ có nước và các ion mới có thể thấm qua được. Đây cũng là công đoạn xử lý cuối cùng, nước thải bệnh viện – phòng khám sau khi xử lý đạt chuẩn sẽ trực tiếp xả ra nơi tiếp nhận.

– Kết hợp men vi sinh trong xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám giúp thúc đẩy hiệu quả xử lý

Đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện-y tế, bộ đôi sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND đang được ứng dụng rộng rãi nhằm thúc đẩy hiệu quả xử lý, giải quyết triệt để các vấn đề về chỉ tiêu Amoni và Nitơ đạt chuẩn xả thải chỉ sau từ 2 đến 4 tuần sử dụng.

  • Men vi sinh Microbe-Lift N1: Đây là sản phẩm men vi sinh duy nhất trên thị trường hiện tại ở dạng lỏng có chứa 2 chủng vi sinh NitrosomonasNitrobacter (đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa Nitơ).
  • Men vi sinh Microbe-Lift IND: Sản phẩm chứa các chủng vi sinh được chọn lọc kỹ càng với khả năng hoạt động mạnh mẽ, giúp nhanh chóng đưa các chỉ tiêu nước thải về đạt chuẩn xả thải.
Xử lý nước thải bệnh viện - phòng khám, đâu là giải pháp?
Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND được sử dụng trong xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám.

Xử lý nước thải bệnh viện-phòng khám cần được thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả, đồng thời tránh những nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người. Mọi nhu cầu về giải pháp xử lý nước thải bệnh viện – phòng khám, cũng như các sản phẩm men vi sinh phù hợp, hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải y tế: Bệnh viện, Trạm y tế, Phòng khám