Trong xử lý nước thải chế biến thực phẩm, phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất, công nghệ xử lý và nguyên liệu đầu vào sẽ có các sự cố riêng biệt, đặc thù của nước thải loại đó. Sau đây là những sự cố điển hình thường gặp đối với các loại hình nước thải chế biến thực phẩm hiện nay. Hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!
Sự cố về dầu mỡ khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm
– Nguyên nhân xảy ra sự cố:
Vấn đề về dầu mỡ hiện đang nổi lên bên cạnh các sự cố đã có từ trước như sốc tải,… trở thành một trong những mối quan tâm lớn hiện nay. Tất nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra ở các nhà máy chế biến thực phẩm có nguồn nguyên liệu hoặc quá trình sản xuất có dùng dầu, mỡ.
Dầu mỡ trong quá trình sản xuất được thải, đi theo nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt đi vào hệ thống xử lý. Thông thường ở các hệ thống xử lý sẽ có bể tách mỡ, lược rác để xử lý sơ bộ lượng dầu mỡ này. Tuy nhiên, dầu mỡ dạng hòa tan thì sẽ là một vấn đề lớn, khi không xử lý triệt để lượng dầu mỡ hòa tan này, khi chúng đi vào hệ thống xử lý sinh học ở phía sau, sẽ gây ra các vấn đề cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm như:
- Dầu mỡ bám dính bùn vi sinh (cả bùn kỵ khí và hiếu khí) làm giảm khả năng khuếch tán của vi sinh vào môi trường, giảm hiệu suất xử lý của hệ thống.
- Vi sinh bám vào dầu, mỡ và tạo thành từng mảng lớn nổi lên bề mặt, để một thời gian thì sẽ gây hiện tượng bùn trương nở (vi sinh kỵ khí, hiếu khí) không còn khả năng xử lý, trao đổi thức ăn thì sẽ gây chết.
Hình 1. Hiện tượng trương nở do vi sinh bám dính vào dầu mỡ.
– Giải pháp khắc phục:
Để giải quyết vấn đề này, ngoài bể bẫy mỡ, lược rác bắt buộc để xử lý dầu mỡ có kích thước lớn thì để giải quyết dầu mỡ hòa tan, hiện nay có biện pháp xử lý bằng hóa học và sinh học.
Xử lý dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm bằng hóa chất sẽ có công dụng xử lý nhanh, tuyệt đối nhưng không lâu dài, rất tốn hóa chất. Ngược lại, xử lý dầu mỡ trong nước thải chế biến thực phẩm bằng biện pháp sinh học thì tốc độ xử lý sẽ không nhanh bằng, bù lại thì về lâu và dài, biện pháp sinh học sẽ cho hiệu quả vô cùng ổn định khi đã hình thành được hệ vi sinh xử lý dầu mỡ ngay trên đường ống tiếp nhận và trong bể tách mỡ, thu gom.
Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift DGTT được dùng trong xử lý dầu mỡ trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.
Sự cố về mùi hôi khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm
– Nguyên nhân xảy ra sự cố:
Vấn đề mùi hôi ngày càng được quan tâm cao đi cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại các hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm, mùi hôi thường phát sinh ở bể thu gom, bể tự hoại là chính. Ở các bể này, lượng chất hữu cơ cũ và mới được tập kết chờ xử lý, trong điều kiện thuận lợi sẽ bắt đầu phân hủy tạo mùi hôi rất khó chịu.
– Giải pháp khắc phục:
Với công nghệ vi sinh vật độc đáo, BIOGENCY đã có giải pháp xử lý các sự cố về mùi hôi trong quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm ứng dụng khả năng xử lý của các chủng vi sinh vật độc đáo như Humic, Humate,… có trong Men vi sinh Microbe-Lift OC.
Giải pháp xử lý mùi hôi bằng men vi sinh Microbe-Lift OC đang là một trong những giải pháp xử lý mùi hôi độc đáo, hiệu quả nhưng vô cùng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift OC được dùng để xử lý mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.
Các sự cố về dầu mỡ và mùi hôi là những vấn đề gây đau đầu cho nhiều kỹ sư vận hành khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm của bạn đang gặp những vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo hiệu quả