Xử lý nước thải chung cư: Quy trình và cách tăng hiệu suất xử lý

Nhiều hệ thống xử lý nước thải chung cư hiện nay gặp phải vấn đề về hiệu suất vận hành. Vậy làm cách nào để cải thiện, tăng cường hiệu suất xử lý hiệu quả với chi phí tối ưu nhất?

Xử lý nước thải chung cư: Quy trình và cách tăng hiệu suất xử lý

Tổng quan về quy trình xử lý nước thải chung cư

Nước thải chung cư phát sinh từ quá trình sinh hoạt, nấu nướng của cư dân, thành phần nước thải vô cùng đa dạng, trong đó chủ yếu là các chất hữu cơ, chất vô cơ (cát, đất, dầu khoáng, axit và kiềm vô cơ …), vi sinh vật có thể gây bệnh cho người (tả, thương hàn,…). Các chỉ số BOD, COD, TSS và vi khuẩn Coliform trong nước thải của chung cư đều ở mức cao.

Để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người, mỗi khu chung cư cần thiết kế và xây dựng trạm xử lý nước thải với quy trình xử lý phù hợp đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo quy định.

Quy trình xử lý nước thải chung cư điển hình hiện nay:

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chung cư
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chung cư.

Nước thải chung cư sẽ được thu gom về trạm để xử lý sơ bộ, sau đó được đưa vào hồ thu gom tập trung. Tiếp đến, nước thải được dẫn qua bể điều hoà có gắn hệ thống sục khí và chống lắng cặn.

– Bể sinh học thiếu khí Anoxic:

Trong bể được trang bị máy bơm để khuấy trộn nước liên tục với tốc độ ổn định giúp bùn không bị lắng, thúc đẩy vi sinh vật thiếu khí phát triển trong môi trường thiếu oxy. Bên cạnh đó bể cũng được trang bị lớp đệm sinh học làm nơi cho hệ vi sinh vật bám vào sinh sôi và phát triển.

– Bể sinh học hiếu khí Aerotank:

Các chất hữu cơ, chất gây ô nhiễm như Nitơ, Photpho sẽ được loại bỏ tại đây. Bể cũng được trang bị các máy thổi khí để cấp khí oxy liên tục giúp bùn luôn trong trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật hiếu khí phân huỷ và oxy hoá chất hữu cơ ô nhiễm.

– Bể lắng sinh học:

Bể có tác dụng lưu giữ nước thải trong một thời gian nhất định để các chất lơ lửng lắng xuống đáy. Ngoài ra chức năng của bể còn lắng cát, loại bỏ cặn hữu cơ, cặn sinh học, bông cặn hoá học và nén bùn.

– Bể khử trùng:

Bể khử trùng sẽ tiêu diệt mầm mống vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm, cân bằng độ pH, đảm bảo nước thải xả ra đạt hiệu quả cao. Bể hoạt động nhờ vào phản ứng của hoá chất khử trùng vì vậy trong bể chứa bùn có chất khử trùng oxy hóa mạnh để diệt vi khuẩn.

Làm thế nào để tăng hiệu suất hệ thống xử lý nước thải chung cư?

Nhiều hệ thống xử lý nước thải chung cư hiện nay gặp phải vấn đề về hiệu suất vận hành. Để khắc phục, trước hết nhà vận hành cần xác định nguyên nhân khiến hệ thống hoạt động kém hiệu quả, hệ thống có đang gặp phải tình trạng quá tải hay thiết bị trong hệ thống có hư hỏng?…

Phần lớn nguyên nhân khiến hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải chung cư không đạt là do hệ thống sinh học hoạt động không hiệu quả. Bởi nước thải chung cư chứa lượng lớn chất hữu cơ, nhất là nồng độ Amoniac cao, việc kiểm soát hệ thống các bể sinh học chiếm đến 80% hiệu quả.

– Ổn định các điều kiện trong các bể xử lý:

Đối với các bể sinh học, hiệu quả hoạt động của vi sinh vật là yếu tố nhà vận hành cần quan tâm hàng đầu. Vi sinh hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có thể chết làm giảm hiệu suất xử lý. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố như pH, DO, nhiệt độ, nguồn dinh dưỡng, tuần hoàn bùn, lắng bùn… Do đó trước hết nhà vận hành cần ổn định các điều kiện trong các bể sinh học.

– Bổ sung men vi sinh phù hợp:

Tiếp đó, nhà vận hành cần bổ sung vi sinh giúp tăng lượng vi sinh đồng thời cải thiện hiệu suất xử lý. Chất lượng vi sinh là yếu tố nhà vận hành cần quan tâm khi lựa chọn sản phẩm men vi sinh. Vi sinh chất lượng có thể chịu được tải lượng cao, hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt, xử lý được các chất hữu cơ khó phân huỷ,… từ đó giúp tăng hiệu suất xử lý cho toàn hệ thống. Nhà vận hành có thể tham khảo bộ đôi đến từ thương hiệu men vi sinh hàng đầu gồm:

Men vi sinh Microbe-Lift IND:

Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm chứa số lượng vi sinh đa dạng nhất (13 chủng) trên thị trường. Điều đáng nói là các chủng đều được phân lập, lên men, ứng dụng công nghệ nuôi cấy độc quyền, cho chức năng xử lý nhất định, từ đó mang lại hiệu suất vượt trội gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Vi sinh cũng thích nghi tốt nhiều môi trường, xử lý nước thải phức tạp, tải trọng cao. Microbe-Lift IND phù hợp để bổ sung ở bể thiếu khí giúp thúc đẩy quá trình khử Nitrat, phục hồi hệ thống, tăng cường quá trình phân huỷ của toàn hệ thống.

Men vi sinh Microbe-Lift IND dùng trong xử lý nước thải chung cư.
Men vi sinh Microbe-Lift IND dùng trong xử lý nước thải chung cư.

Men vi sinh Microbe-Lift N1:

Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa, gồm Nitrosomonas sp (chuyển hóa Ammonia thành Nitrit) và Nitrobacter sp (tiếp tục chuyển hóa Nitrit thành Nitrat). Bổ sung Microbe-Lift N1 vào bể hiếu khí giúp tăng cường quá trình Nitrat hóa hệ thống, giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải chung cư.
Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải chung cư.

Microbe-Lift N1 có thể hoạt động được với hàm lượng Ammonia lên đến 1.500 mg/l và khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh. Giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải trong vòng 2 – 4 tuần, khắc phục hiện tượng chết vi sinh do sốc tải với hàm lượng Ammonia cao, giảm chi phí vận hành và nhân công.

Để xử lý nước thải chung cư hiệu quả, đạt chuẩn xả thải theo đúng quy định, cần đến một hệ thống với quy trình phù hợp, kết hợp sử dụng men vi sinh chất lượng, đảm bảo duy trì hiệu suất ổn định. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn Khởi động hệ thống Xử lý nước thải chung cư (Công suất 500 m3/ ngày.đêm)

Để lại một bình luận