Xử lý nước thải có tính Axit bằng cách nào?

Xử lý nước thải có tính axit là rất cần thiết cho các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp vì chúng có thể tạo ra các dòng nước thải có tính axit, phải được trung hòa trước khi vào các bể sinh học hoặc trước khi xả thải.

xử lý nước thải có tính axit

Nguyên nhân nước thải có tính axit

Nước thải có độ pH thấp là loại nước thải có tính axit. Tính axit càng cao sẽ dẫn đến phản ứng ăn mòn trong môi trường như đường ống dẫn nước thải.

Bể trung hòa hoạt động liên tục để xử lý nước thải có tính axit

Hình 1. Bể trung hòa hoạt động liên tục để xử lý nước thải có tính axit (Goel, 2005).

Nước thải có tính axit thường do 2 nguyên nhân:

  • pH đầu vào thấp. Thông thường, khi chỉ số pH trong nước thải < 6 thì nước thải được xem là có tính axit và cần xử lý. Nước thải có tính axit thường gặp ở các hệ thống xử lý nước thải sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu và các ngành công nghiệp hóa chất như: Nước thải xi mạ, nước thải sản xuất dược phẩm, nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, nước thải dệt nhuộm…
  • Nước có độ kiềm thấp so với quá trình Nitrat hóa. Nếu pH đầu vào đạt yêu cầu nhưng pH nước thải đầu ra thấp thường là do quá trình Nitrat hóa diễn ra trong điều kiện độ kiềm nước thải thấp. Quá trình Nitrat hóa cũng làm giải phóng nhiều ion H⁺ làm pH nước giảm.

Nước thải có tính axit cần xử lý, vì sao?

Xử lý nước thải có tính axit là rất cần thiết cho các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp vì chúng có thể tạo ra các dòng nước thải có tính axit, phải được trung hòa trước khi vào các bể sinh học hoặc trước khi xả thải.

– Xử lý nước thải có tính axit để giúp quá trình xử lý sinh học các chất ô nhiễm diễn ra hiệu quả

Hầu hết hiện nay các hệ thống xử lý nước thải đều áp dụng công nghệ sinh học để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm. Nguyên lý hoạt động của công nghệ sinh học là áp dụng vi sinh vật để xử lý và phân hủy chất ô nhiễm. Dải pH phù hợp để vi sinh vật hoạt động và phát triển là từ 6.5 – 8.5. pH ngoài khoảng này, đặc biệt là khi pH thấp sẽ ảnh hướng đến khả năng hoạt động của vi sinh vật, do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải của chúng.

– Xử lý nước thải có tính axit để đáp ứng quy định xả thải

Các quy định ngày càng nghiêm ngặt về môi trường yêu cầu rằng độ pH, cùng với các chất gây ô nhiễm khác phải được kiểm soát ở mức nhất định trước khi chúng được thải ra nguồn nước tự nhiên hoặc nguồn tiếp nhận. Phạm vi pH trước khi xả thải có thể chấp nhận được thường là từ 5.5 đến 9.0, nhưng giá trị giới hạn trên thực tế được đưa ra tùy thuộc vào các quy định của nguồn tiếp nhận.

Do đó, việc xử lý nước thải có tính axit hay xử lý độ axit trong nước thải là vô cùng quan trọng.

Xử lý nước thải có tính Axit bằng cách nào?

– Đối với loại nước thải có pH đầu vào thấp

Đối với những loại nước thải có nồng độ pH đầu vào thấp, việc làm trước tiên là phải nâng pH gấp trước khi áp dụng các dòng sản phẩm sinh học cho quá trình xử lý.

Nếu độ pH đầu vào < 4, cần bổ sung hóa chất để tăng độ pH là giải pháp tức thì. Việc xử lý nước thải có tính axit thường được thực hiện với một hoặc nhiều bể trung hòa có kích thước lớn, gắn thiết bị khuấy trộn, vòi phun, bộ điều khiển pH và sử dụng nhiều hóa chất để nâng pH như vôi, xút, soda…

Đầu dò pH của bể trung hòa

Hình 2. Đầu dò pH của bể trung hòa.

– Đối với nước thải có pH thấp do tác động của độ kiềm trong quá trình Nitrat hóa

Quá trình Nitrat hóa là một trong những giai đoạn chính để xử lý chỉ tiêu Nitơ trong nước thải. Nitrat hóa giải phóng nhiều ion H⁺ làm pH nước giảm. Nếu cần loại bỏ chỉ tiêu Nitơ, Amonia thì phải tiếp tục quá trình Nitrat hóa bằng việc duy trì nồng độ pH > 7.2, nồng độ oxy hòa tan DO > 3.5 mg/l và thời gian lưu bùn (MCRT) > 15 ngày.

Men vi sinh lỏng Microbe-Lift N1 phản ứng Nitrat hóa

Hình 3. Men vi sinh lỏng Microbe-Lift N1 nhập khẩu từ Mỹ chứa 02 chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter tham gia vào phản ứng Nitrat hóa tại bể sinh học hiếu khí. 

Quá trình khử Nitrat tại bể thiếu khí thường trả lại đủ độ kiềm để tăng độ pH.

Để quá trình Nitrat hóa diễn ra hiệu quả, cần điều chỉnh pH bằng cách bổ sung hóa chất như: Soda (Na₂CO₃) hoặc Sodium Bicarbonat (NaHCO₃).

  • Soda (Na₂CO₃): Bổ sung khi pH quá thấp, cần tăng nhiều để đáp ứng điều kiện cho quá trình Nitrat hóa, vì khi Na₂CO₃ thủy phân trong nước sẽ tạo ra bazơ mạnh làm dung dịch Phenophtalein đổi màu (chỉ đổi màu khi pH > 8.3).
  • Sodium Bicarbonat (NaHCO₃): Trong trường hợp cần tăng pH nhẹ, có thể bổ sung NaHCO₃, vì khi NaHCO₃ thủy phân chỉ tạo ra bazơ yếu và không làm đổi màu dung dịch Phenophtalein.

—–
Xử lý nước thải có tính axit hay xử lý độ axit trong nước thải là yêu cầu bắt buộc cần thực hiện. Để được tư vấn chi tiết về cách xử lý nước thải có tính axit cũng như nâng độ pH cho nước thải, hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Làm thế nào để xử lý Nitrat trong nước thải hiệu quả?