Xử lý nước thải phòng khám đa khoa làm sao cho đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT là vấn đề đau đầu của không ít nhà vận hành vì loại nước thải này đặc trưng với nhiều thành phần ô nhiễm khó xử lý. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về đăch trưng và công nghệ xử lý nước thải phòng khám đa khoa qua bài viết dưới đây.
Đặc trưng của nước thải phòng khám đa khoa
Nước thải từ phòng khám đa khoa có tính chất phức tạp, chứa nhiều thành phần ô nhiễm khó xử lý, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh và dược phẩm tồn dư. Thành phần nước thải phòng khám thường bao gồm:
- Chất hữu cơ cao: COD, BOD vượt mức tiêu chuẩn xả thải.
- Vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh: Chủ yếu từ chất thải y tế, có nguy cơ lây nhiễm.
- Dược phẩm tồn dư: Các loại kháng sinh, hóa chất xét nghiệm, dung dịch khử trùng.
- Amoni, Nitrat, Photphat: Dư thừa từ các hoạt động vệ sinh, xét nghiệm.
- Kim loại nặng: Xuất hiện trong một số hóa chất y tế.
Do đặc thù này, nước thải phòng khám nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các chỉ tiêu thường vượt ngưỡng theo QCVN 28:2010/BTNMT như:
- COD: Có thể cao hơn 2 – 3 lần so với giới hạn cho phép.
- BOD: Vượt tiêu chuẩn 1,5 – 2 lần.
- Tổng Coliforms: Thường cao hơn mức cho phép từ 10 đến 100 lần.

Công nghệ áp dụng để xử lý nước thải phòng khám đa khoa
– Quy trình xử lý:
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa thường áp dụng quy trình kết hợp các công nghệ sinh học và hóa lý để đạt hiệu quả xử lý cao nhất:
- Song chắn rác: Loại bỏ rác thô, bông băng, gạc y tế.
- Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm.
- Bể keo tụ – tạo bông: Dùng hóa chất kết tủa kim loại nặng và cặn lơ lửng.
- Bể sinh học hiếu khí – thiếu khí (AAO, MBBR hoặc SBR):
+ Phân hủy COD, BOD bằng vi sinh vật.
+ Xử lý Amoni bằng quá trình Nitrat hóa – Khử Nitrat. - Bể lắng: Tách bùn sinh học ra khỏi nước.
- Bể khử trùng: Dùng Clo hoặc UV để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Hồ sinh học hoặc bể chứa nước sạch: Đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn.
– Ứng dụng vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu quả xử lý:
Để tối ưu hóa hệ thống, các dòng vi sinh Microbe-Lift được sử dụng giúp:
- Tăng tốc độ phân hủy COD, BOD.
- Xử lý hiệu quả Amoni và Nitrat.
- Giảm bùn dư và mùi hôi.
- Ổn định hệ vi sinh, tăng khả năng chịu tải khi nồng độ ô nhiễm biến động.

Men vi sinh Microbe-Lift ứng dụng trong xử lý nước thải phòng khám đa khoa
– Microbe-Lift IND: Xử lý COD, BOD, khử Nitrat
- Công dụng: Giảm COD, BOD nhanh chóng, phân hủy chất hữu cơ bền vững, thúc đẩy quá trình khử Nitrat, cải thiện bùn vi sinh trong bể sinh học.
- Ứng dụng: Sử dụng trong bể sinh học hiếu khí (cải thiện và tăng sự ổn định của bùn vi sinh) và thiếu khí (thúc đẩy quá trình khử Nitrat).
– Microbe-Lift N1: Xử lý Amoni
- Công dụng: Xử lý Amoni bằng cách tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa.
- Ứng dụng: Dùng cho bể hiếu khí để xử lý Amoni hiệu quả.
Hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý kết hợp vi sinh Microbe-Lift
- Nước thải phòng khám đa khoa đầu ra đạt chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT.
- Giảm chi phí vận hành nhờ giảm hóa chất xử lý.
- Ổn định hệ thống, hạn chế phát sinh sự cố.
Liên hệ BIOGENCY theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn giải pháp vi sinh tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày