Khi lượng nước thải của trạm xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản C.P Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ thải ra với khối lượng và nồng độ ô nhiễm tăng đột biến, nước thải có màu đậm đen, cán bộ kĩ thuật nhà máy đã kịp thời liên hệ với Biogency để được hỗ trợ phương án xử lý. Kết quả thấy rõ chỉ sau 10 ngày.
Tình trạng Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản C.P. Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Tập đoàn C.P. Việt Nam thuộc tập toàn C.P Thái Lan, hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1993, có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Là đơn vị uy tín trên thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở Việt Nam.
Tập đoàn C.P. Việt Nam có nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ở Cần Thơ, hoạt động từ năm 1995 tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.
Hình 1. Nhà máy C.P sản xuất thức ăn thủy sản tại Cần Thơ.
Trạm xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản tập trung của nhà máy C.P Cần Thơ có công suất 65m3/ ngày đêm, có hệ thống thu gom nước thải sản xuất thức ăn thủy sản. Nước thải sau khi xử lý đạt cột B theo QCVN40 : 2011 được nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trà Nóc tiếp tục thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.
Vào thời điểm khoảng tháng 6 năm 2020, do nhu cầu sản xuất tăng cao, lượng nước thải của trạm xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản thải ra với khối lượng và nồng độ ô nhiễm tăng đột biến, nước thải có màu đậm đen.
Hình 2. Bể sinh học hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản bị sốc tải nổi bọt.
Là đơn vị lớn và uy tín trên thị trường, bên cạnh những nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, tập đoàn C.P rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Ngay khi có sự cố, cán bộ kĩ thuật xử lý nước thải nhà máy đã kịp thời liên hệ ngay với Biogency để được hỗ trợ.
Phương án xử lý tại Trạm xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản tại C.P Cần Thơ
Trong vòng 1 ngày, nhân viên kĩ thuật của Biogency đã dựa trên các thông tin và hình ảnh mà cán bộ kĩ thuật C.P. cung cấp để đưa phương án xử lý sơ bộ. Sau khi có sự bàn bạc và thống nhất của cả hai bên Biogency và C.P, phương án sơ bộ được duyệt để đưa vào thực hiện xử lý sự cố bể sinh học hiếu khí nổi bọt trắng, mùi hôi do tải lượng ô nhiễm đầu vào tăng cao. Phương án sử dụng như sau:
- Bước 1: Sử dụng hóa chất khử bọt để hạn chế lượng bọt trắng nổi lên bề mặt bể sinh học hiếu khí, gây ảnh hưởng đễn mỹ quan và môi trường xung quanh.
- Bước 2: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift vào đầu bể sinh học hiếu khí.
Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm được Biogency lựa chọn để khắc phục vấn đề của trạm xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản tập trung của Nhà máy C.P. Với hàng triệu vi sinh vật trên một ml trong chai, khi bổ sung men vi sinh Microbe-Lift vào bể sinh học sẽ giúp tăng tốc quá trình phục hồi hệ thống sau khi bị sốc tải, tăng khả năng chịu đựng của hệ thống xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản trong trường hợp đầu vào tăng cao đột biến.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift IND – Xử lý hiệu quả các sự cố tại bể sinh học hiếu khí.
Đưa ra liều lượng sử dụng phù hợp:
Liên tục sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND trong vòng 15 ngày tại bể sinh học hiếu khí với liều lượng cụ thể như sau:
- 2 ngày đầu: Sử dụng 1/4 gallon (tương đương với 0.946 ml).
- Các ngày tiếp theo: Sử dụng 1/5 gallon (tương đương với 0.757 ml).
Tùy thuộc vào tình trạng của từng hệ thống mà liều lượng sử dụng sẽ khác nhau. Liều lượng mà Biogency đưa ra cho trạm xử lý nước thải để giúp đạt được hiệu quả xử lý nhanh nhất và tối ưu chi phí nhất cho C.P Cần Thơ.
Theo dõi kết quả đạt được:
Chỉ trong vòng 10 ngày, tại bể sinh học hiếu khí của trạm xử lý nước thải đã thấy được những hiệu quả rõ rệt: Lượng bọt trong bể vi sinh giảm dần, nước đỡ mùi hôi tanh. Hệ vi sinh phục hồi khoảng 80% so với hiện trạng ban đầu.
Hình 4. Bể sinh học hiếu khí sau 10 ngày dùng Microbe-Lift IND.
Sau quá trình phục hồi vấn đề của hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh Microbe-Lift IND, các cán bộ kĩ thuật nhà máy C.P đã sử dụng sản phẩm này để duy trì hiệu suất xử lý và tăng khả năng chịu đựng của toàn hệ thống hàng tháng. Và từ tháng 6/2020 đến nay, trạm xử lý nước thải của C.P Cần Thơ vẫn hoạt động ổn định, chưa có dấu hiệu phát sinh vấn đề nào nghiêm trọng.
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thức ăn thủy sản rất thường xảy ra sự cố do tính chất của nước thải khá phức tạp. Nếu không theo dõi và khắc phục ngay những bất thường, hậu quả sẽ rất khó xử lý và tốn kém nhiều chi phí. Việc bổ sung Microbe-Lift IND với liều lượng nhỏ để duy trì hàm lượng vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải là một trong những cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí lớn để xử lý các sự cố phát sinh. Liên hệ Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Xử lý Nitrat tại KCN Long Giang