Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì từ nguyên liệu

Sản xuất tinh bột khoai mì là một ngành thực phẩm chính ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cũng bởi vì thế, lượng nước thải từ ngành này thải ra là khá nhiều. Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì từ nguyên liệu đang là vấn đề cần được quan tâm. Phương pháp nào thường được áp dụng để xử lý? Và hiệu quả ra sao? Bài viết này Biogency sẽ giải đáp cho bạn.

xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì

Nguồn phát sinh nước thải sản xuất tinh bột mì

Lượng nước thải tinh bột mì sản sinh trong suốt quá trình sản xuất. Cụ thể thì có 10% đến từ việc rửa củ và 90% còn lại là bao gồm các công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước.

  • Trong công đoạn rửa: Sắn được rửa bằng nước trước khi đưa đi lột vỏ để loại bỏ hết các chất bẩn bám trên bề mặt. Nếu không rửa sạch thì tinh bột làm ra sẽ có màu ngả nâu rất xấu.
  • Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ: Phần lớn, người ta dùng nước để rửa và tách tinh bột từ xơ củ sắn (mì). Ngoài ra, một lượng nước nhỏ khác sẽ được dùng trong quá trình nghiền củ.
  • Trong nước thải sẽ có một phần nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy nhưng không đáng kể.

Một số công đoạn trong quy trình sản xuất tinh bột mì

Hình 1. Một số công đoạn trong quy trình sản xuất tinh bột mì.

Đặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột mì

Các thành phần hữu cơ như tinh bột, Protein, Xenluloza, Pectin, đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột mì.

Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột mì có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD)… với nồng độ rất cao và trong thành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có chứa Cyanua (CN-) một trong những chất độc hại có khả năng gây ung thư.

Nhà máy sản xuất tinh bột mì.

Hình 2. Nhà máy sản xuất tinh bột mì.

Để tránh các ảnh hưởng của nước thải tinh bột mì xả ra môi trường và sức khỏe của con người. Đối với nước thải chế biến tinh bột mì, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT về các yêu cầu thông số cho nước thải đầu ra. Các cơ sở, nhà máy chế biến tinh bột mì cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn để đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT

Hình 3. Quy chuẩn QCVN 63:2017/BTNMT về các yêu cầu thông số cho nước thải đầu ra của nước thải sản xuất tinh bột mì.

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì

Để xử lý nước thải tinh bột mì, hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay tại các nhà máy đang áp dụng phương pháp sinh học. Đây là phương pháp dựa trên hoạt động của các vi sinh vật, ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp lại thân thiện với môi trường.

Ứng dụng vi sinh trong hầm Biogas để xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì

Mô hình Biogas thường được áp dụng tại các làng nghề, cơ sở nhỏ sản xuất tinh bột mì kết hợp với chăn nuôi, nước thải sinh hoạt để tận dụng nhiên liệu cho sinh hoạt.

Quy trình xử lý cụ thể như sau:

Nước thải tinh bột mì được chuyển về hầm Biogas qua hệ thống ống khép kín. Hầm Biogas có tác dụng phân hủy các chất trong nước thải nhờ các vi sinh vật trong điều kiện không có Oxy. Giúp làm giảm lượng lớn nồng độ COD, BOD5 và giải phóng năng lượng phục vụ cho hoạt động khác. Thời gian nước thải lưu trong bể từ 50 – 60 ngày.

Với mô hình Biogas, để tăng hiệu suất xử lý cũng như tăng lượng khí Biogas nên chọn men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS. Sản phẩm tích hợp nhiều chủng vi sinh khác nhau với khả năng hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần vi sinh thường với các ưu điểm:

  • Giảm BOD, COD, TSS đầu ra cho bể sinh học kỵ khí.
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do sốc tải.
  • Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%, giảm nồng độ H2S sinh ra.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
  • Phân hủy các chất hữu cơ khó phân huỷ
  • Giảm chi phí điện năng, vận hành và nhân công

Hầm Biogas trước và sau khi dùng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS

Hình 4. Hầm Biogas trước và sau khi dùng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS.

—–

Để tối ưu hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn phương án xử lý phù hợp nhất!.

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản từ nguyên liệu