Xử lý nước thải tòa nhà 60m3 đạt chuẩn Cột B sau 4 tuần

Sau một tháng áp dụng phương án xử lý đến từ Biogency, hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3 / ngày đêm đã hoạt động ổn định và đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra. Nội dung cụ thể của phương án được Biogency trình bày qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải tòa nhà 60m3

Nước thải tòa nhà phát sinh từ đâu?

Nước thải tòa nhà thường được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh… Đặc tính của nước thải tại tòa nhà là có màu đen khi chưa phân hủy, chứa nhiều chất rắn lơ lửng. Đặc biệt chứa nồng độ Amonia cần xử lý khá cao, nên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành để đạt tiêu chuẩn xả thải theo yêu cầu.

Nồng độ Amonia trong nước thải tòa nhà thường ở mức cao, và khó xử lý để đạt chuẩn.

Hình 1. Nồng độ Amonia trong nước thải tòa nhà thường ở mức cao, và khó xử lý để đạt chuẩn.

Tình trạng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3

Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà được thiết kế với công suất khoảng 60 m3/ngày đêm, Nước thải đầu vào phần lớn là nước sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại tòa nhà.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3

Hình 2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3.

Trước khi ban quản lý tòa nhà liên hệ đến đội ngũ nhân viên của Biogency để đưa ra giải pháp cho toàn bộ hệ thống, đã có nhiều đơn vị tham gia vận hành nhưng không hiệu quả, đầu ra vẫn bị vượt quy định xả thải của tòa nhà. Đặc biệt là chỉ tiêu Amoni và Nitrat (NO3–N).

Thời điểm Biogency đi khảo sát thực tế hệ thống đã ngưng hoạt động, nước thải đầu vào cho tới khi ra gần như là không được xử lý.

Hệ thống đang dùng giá thể MBBR, nhưng hiện tại chỉ còn rất ít trong bể, DO khoảng 5.4 mg/l

Hình 3. Hệ thống đang dùng giá thể MBBR, nhưng hiện tại chỉ còn rất ít trong bể, DO khoảng 5.4 mg/l.

Sục khí ở bể mạnh và nhiều, DO khoảng 6.5 mg/l

Hình 4. Sục khí ở bể mạnh và nhiều, DO khoảng 6.5 mg/l.

Bùn hiếu khí (SVI30) khá ít, hầu như không có

Hình 5. Bùn hiếu khí (SVI30) khá ít, hầu như không có.

Theo như sơ đồ công nghệ hiện tại, hệ thống không có bể Anoxic để khử Nitrat, đồng thời các chỉ tiêu nước thải đang vượt ngưỡng cho phép rất cao.

Bảng kết quả kiểm tra mẫu nước thải

Bảng kết quả kiểm tra mẫu nước thải

Yêu cầu xử lý của ban quản lý tòa nhà

  • Nuôi cấy lại hệ vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3 / ngày đêm.
  • Giảm các chỉ tiêu thông số xuống đạt chuẩn cột B của QCVN 14:2008/BTNMT.

Phương án thực hiện của Biogency cho hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3

1. Ổn định cơ bản lại cho hệ thống

Sau khi đánh giá tình hình hệ thống và trao đổi với ban quản lý tòa nhà, bước đầu Biogency đã tiến hành:

  • Kiểm tra lại hệ thống thổi khí ở bể hiếu khí Aerotank.
  • Hạ DO trong bể hiếu khí xuống khoảng 4 – 5 mg/l.
  • Cải tạo bể trung gian thành bể Anoxic để xử lý Nitrat.

Tiếp theo đó, tiến hành nuôi cấy lại hệ vi sinh cho hệ thống và xử lý Amonia ở bể hiếu khí Aerotank.

2. Nuôi cấy hệ vi sinh cho các bể sinh học

Sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND bổ sung vào bể MBBR và bể Aerotank để nuôi cấy vi sinh khởi động cho hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3.

Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng để nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống và xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS

Hình 6. Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng để nuôi cấy vi sinh khởi động hệ thống và xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS.

Lý do lựa chọn:

  • Sản phẩm chứa 13 chủng vi sinh vật với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml có hoạt tính mạnh, thích nghi nhanh.
  • Đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy, nhờ đó cải thiện đáng kể hiệu suất và duy trì sự ổn định chung của toàn hệ thống.
  • Quần thể vi sinh hoàn toàn mới giúp giảm các chỉ tiêu đầu ra như nhu cầu oxy sinh hóa (BOD, COD) và hàm lượng chất rắn lơ lửng SS.

Liều lượng sử dụng Microbe-Lift IND:

Liều lượng châm vi sinh Microbe-Lift IND cho bể hiếu khí cụ thể như sau:

STT Thời gian Đơn vị Microbe-Lift IND
Bể Anoxic Bể Aerotank
1 Ngày 1 & 2 Lít 1 × 2 ngày = 2 0.5 × 2 ngày = 1
2 Ngày 3 đến 7 Lít 0.64 × 5 ngày = 3.2 0.3 × 5 ngày = 1.5
3 Ngày 8 đến 30 Lít 0.1 × 23 ngày = 2.3 0.04 × 23 ngày = 0.92
4 Tháng đầu tiên Lít 7.5 3.42
5 Duy trì hiệu suất
(mỗi tháng)
Lít 2 1
* gallon = 3.785 lít; 01 thùng  = 06 gallon

3. Xử lý chỉ tiêu Amonia

Sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1 bổ sung vào bể hiếu khí Aerotank để xử lý chỉ tiêu Amonia cho hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3 / ngày đêm.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 xử lý hiệu quả các chỉ tiêu Nitơ, Amonia

Hình 7. Men vi sinh Microbe-Lift N1 xử lý hiệu quả các chỉ tiêu Nitơ, Amonia.

Lý do lựa chọn:

  • Sản phẩm chứa quần thể vi sinh đặc hiệu cao giúp chuyển hóa Nitơ, được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy, thiết lập và duy trì quá trình chuyển hóa Nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải được thiết kế phù hợp.
  • Chứa hai chủng vi khuẩn Nitrosomonas sppNitrobacter spp. Nitrosomonas spp chuyển hóa Amonia thành Nitrit và Nitrobacter spp chuyển hóa Nitrit thành Nitrat.

Lưu ý: Trước khi sử dụng Microbe-Lift N1, cần sử dụng Microbe-Lift IND tối thiểu 01 tuần trước đó để phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy (những hợp chất hữu cơ này sẽ lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh chuyển hóa Nitơ), đồng thời cung cấp sẵn chủng vi sinh vật cho quá trình khử Nitrat.

Liều lượng sử dụng Microbe-Lift N1:

STT Thời gian Đơn vị Microbe-Lift N1
Bể MBBR Bể Aerotank
1 Ngày 1 & 2 Lít 0.6 × 2 ngày = 1.2 0.5 × 2 ngày = 1
2 Ngày 3 đến 7 Lít 0.35 × 5 ngày = 1.75 0.3 × 5 ngày = 1.5
3 Ngày 8 đến 30 Lít 0.04 × 23 ngày = 0.92 0.04 × 23 ngày = 0.92
4 Tháng đầu tiên Lít 3.9 3.42
5 Duy trì hiệu suất
(mỗi tháng)
Lít 1 1
* gallon = 3.785 lít; 01 thùng  = 06 gallon

Theo dõi kết quả đạt được

– Kết quả sau 2 tuần xử lý:

Sau thời gian bổ sung vi sinh khoảng 2 tuần, thông số SVI30 đã tăng lên 18%. Tuy nhiên, có 2 vấn đề phát sinh:

Thứ nhất, Nước ở bể hiếu khí có màu vàng do ảnh hưởng của màu mật rỉ đường.

Nước bể hiếu khí ngả màu vàng của mật rỉ đường

Hình 8. Nước bể hiếu khí ngả màu vàng của mật rỉ đường.

Thứ hai, Hàm lượng DO ở bể Anoxic sau khi cải tạo khá cao (> 2 mg/l)

DO bể Anoxic khá cao

Hình 9. DO bể Anoxic khá cao.

Đề xuất khắc phục từ Biogency:

  • Bổ sung Methanol thay cho mật rỉ đường để giảm độ màu của nước.
  • Điều chỉnh giảm DO ở bể Anoxic xuống để quá trình xử lý Nitrat được diễn ra tối ưu hơn.

– Kết quả sau 4 tuần xử lý:

Sau khi khách hàng thực hiện các đề xuất điều chỉnh, sau 4 tuần SVI30 = 22%, đồng thời hệ thống đã nhận được các tín hiệu khả quan:

  • Màu nước ở bể hiếu khí đã ít vàng hơn.
  • Bông bùn to và lắng tốt.

Bùn ở bể hiếu khí sau 4 tuần xử lý

Hình 10. Bùn ở bể hiếu khí sau 4 tuần xử lý.

DO ở bể Anoxic sau khi điều chỉnh

Hình 11. DO ở bể Anoxic sau khi điều chỉnh.

  • Kết quả kiểm tra của tất cả các chi tiêu đều đạt theo Cột B QCVN 14: 2008/BTNMT.

Kết quả kiểm tra mẫu nước thải đầu ra

Hình 12. Kết quả kiểm tra mẫu nước thải đầu ra.

—–

Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 60m3 / ngày đêm đã hoạt động ổn định và đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra sau một tháng áp dụng phương án xử lý đến từ Biogency. Hiện tại, hệ thống này vẫn đang tiếp tục duy trì liều lượng nhỏ vi sinh theo hướng dẫn để đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt chuẩn. Hệ thống nước thải của bạn có đang gặp tình trạng tương tự? Hãy liên hệ cho Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà như thế nào cho hiệu quả?