Xử lý nước thải y tế từ bệnh viện, trạm y tế hay phòng khám là một vấn đề nhức nhối và rất quan trọng. Xử lý nước thải để tránh được tối thiểu các tác động xấu gây ảnh hưởng khôn lường như bệnh truyền nhiễm, các viruss, vi khuẩn gây bệnh… của nước thải bệnh viện, chất thải y tế… đối với cộng đồng và xã hội.
Nguồn phát sinh nước thải y tế
Nước thải từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát sinh chủ yếu từ: Các khoa lâm sàng, các khoa cận lâm sàng, khu vực văn phòng, nhà bếp… Tuy nhiên, lượng phát thải tại các khu vực này là khác nhau.
Thông thường, lượng nước thải phát sinh lớn nhất là tại khu vực điều trị nội trú bao gồm nước thải tắm giặt, vệ sinh, tiếp đến là khu vực phòng khám, phòng thí nghiệm, phòng mổ và khu vực văn phòng.
Hình 1. Nước thải y tế từ bệnh viện, trạm y tế hay phòng khám chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus gây bệnh cần được xử lý kịp thời trước khi thải ra môi trường.
Đặc trưng của nước thải y tế
Nước thải y tế là tổng hợp của nhiều loại nước thải phát sinh từ các nguồn khác nhau. Cụ thể là nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động của bệnh viện.
– Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh ra từ quá trình vệ sinh, giặt giũ, sinh hoạt của bệnh nhân và thân nhân trong bệnh viện, từ quá trình vệ sinh hay làm việc từ đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Thành phần trong nước thải sinh hoạt này khá đơn giản, bao gồm:
- Chất hữu cơ nhiều (BOD cao).
- Nhiều chất rắn, cặn lơ lừng (SS cao).
- Dầu mỡ động thực vật cao.
- Có mùi khó chịu.
- Tổng Nitơ và Photpho cao.
- Nhiều vi sinh vật gây bệnh.
– Nước thải từ hoạt động của bệnh viện
Trong quá trình hoạt động, tất cả các khâu của bệnh viện đều thường xuyên sử dụng nước và thải ra nước thải. Tuy mỗi bộ phận sẽ thải ra lượng nước thải và thành phần không giống nhau nhưng nhìn chung, nước thải từ hoạt động của bệnh viện sẽ có đặc điểm sau:
- Nước thải sẽ có màu từ các hóa chất chữa trị bệnh, đặc biệt khu vực từ phòng mổ, nước thải sẽ có màu của máu.
- Chất rắn lơ lửng có từ máu đông, bông băng hay các bộ phận cơ thể người (kích thước nhỏ như là thịt vụn… không thu gom được).
- Các chất vô cơ có trong thuốc hay hóa chất trị bệnh.
- Vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, ngoài ra còn có các chất phóng xạ.
Hình 2. Hoạt động tại khu điều trị nội trú là nơi phát sinh nước thải y tế.
Hình 3. Phòng mổ là nơi phát sinh nhiều nước thải, đặc biệt là nước thải có lẫn máu.
Phương pháp nào được áp dụng để xử lý nước thải y tế?
Để đảm bảo nước thải tại các bệnh viện được xử lý trước khi xả thải ra môi trường, Bộ TNMT quy định về chỉ tiêu xả thải cho ngành y tế theo QCVN 28:2010/BTNMT như bảng sau:
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại nước thải để áp dụng phương pháp xử lý cho phù hợp. Với công trình xử lý nước thải bệnh viện, người ta thường phải bố trí nhiều phương pháp trên một hệ thống xử lý với nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau mới cho hiệu quả và đạt hiệu suất xử lý cao.
Tại Việt Nam nước thải y tế do đặc thù gần giống với nước thải sinh hoạt nên việc thiết kế kỹ thuật và bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải y tế khá tương đồng với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước tiến hành xử lý cũng bao gồm các bước như: Tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý.
Trong đó giai đoạn xử lý cấp hai là giai đoạn áp dụng phương pháp sinh học thực hiện việc loại bỏ Carbon hòa tan và các dạng hợp chất Nitơ, Phốtpho dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong nước thải.
Tăng hiệu suất xử lý nước thải y tế bằng vi sinh Microbe-Lift
Hiện nay, không ít hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đang gặp phải các vấn đề làm giảm hiệu suất xử lý, thời gian xử lý chậm trong khi lưu lượng nước thải ngày một gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh hoạt động không hiệu quả, đơn vị vận hành không nắm được các đặc điểm hoạt động sống của vi sinh dẫn đến hiệu suất xử lý thấp.
Microbe-Lift là dòng men vi sinh hàng đầu Hoa Kỳ đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, trong đó có các bệnh viện, cơ sở y tế.
Đối với hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện, bộ đôi được lựa chọn sử dụng là Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 để giải quyết triệt để vấn đề chỉ tiêu Amoni và Nitơ đạt chuẩn xả thải chỉ sau 2 – 4 tuần sử dụng.
—–
Để được tư vấn rõ hơn về bộ đôi vi sinh Microbe-Lift này cũng như hỗ trợ các vấn đề khi xử lý nước thải y tế, hãy liên hệ ngay cho Biogency theo Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải Nhà hàng, Khách sạn