Xử lý nước trong nuôi tôm có thể tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của cả vụ nuôi. Do đó, đây là một vấn đề được bà con nuôi tôm đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, để thực hiện xử lý nước trong nuôi tôm hiệu quả, đòi hỏi bà con cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định.
Tại sao cần xử lý nước trong nuôi tôm?
Xử lý nước trong nuôi tôm được xem là một việc rất quan trọng, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong quá trình nuôi tôm. Cụ thể, việc xử lý nước trong nuôi tôm vai trò trong:
- Tạo môi trường sống thuận lợi, lý tưởng cho sự phát triển của tôm.
- Bảo vệ nguồn nước và đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
- Giảm nguy cơ tôm bị mắc bệnh do hạn chế được vấn đề nhiễm khuẩn, vi khuẩn, rong tảo phát triển trong ao.
- …
Sau mỗi vụ nuôi, việc xử lý nước trong nuôi tôm thường được thực hiện nhưng không đạt tiêu chuẩn, hay chỉ áp dụng các phương pháp tạm bợ. Chẳng hạn như, nhiều bà con chỉ lọc nước thải thông qua các màng lọc thô để ngăn tạp chất và từ đó cấp nước trực tiếp vào khu nuôi. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra mầm bệnh cho tôm.
Mặt khác, nếu việc xử lý nước trong nuôi tôm không được thực hiện tốt, mầm bệnh từ vụ nuôi trước còn sót lại sẽ phát triển và xâm nhập lên tôm ở vụ nuôi mới. Do đó, bà con nuôi tôm cần xử lý nước trong nuôi tôm đúng kỹ thuật để tạo môi trường thích hợp cho tôm phát triển, tiết kiệm chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận cho vụ nuôi.
Xử lý nước trong nuôi tôm, làm sao cho hiệu quả?
Để vụ nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, bà con cần phải xử lý nước xuyên suốt vụ nuôi từ giai đoạn trước khi thả nuôi, trong vụ nuôi cho đến cả sau khi thu hoạch.
– Xử lý nước trước vụ nuôi tôm
Nguồn nước sử dụng cho vụ nuôi được chuyển qua lưới lọc để hạn chế rác và ngăn vi sinh vật có hại xâm nhập. Thời gian cho quá trình lắng từ 3-5 ngày để phân hủy muối dinh dưỡng cho tảo phát triển và giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh. Nếu cần thiết có thể chạy quạt nước để cấp thêm oxy, thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ.
Sau đó, khi nước được bơm vào ao nuôi thì bà con nên dùng túi lọc hay vải kate để loại bỏ vật chủ trung gian, vi sinh vật cạnh tranh, gây bệnh. Mực nước ao phù hợp có độ cao từ 1,3-1,4 mét.
Trong 3 ngày đầu, cần chạy quạt liên tục để giáp xác và trứng cá nở hết, sau đó cho Rotenone (rễ cây thuốc lá), Saponin hay một số hóa chất để diệt tạp. Thời điểm tốt nhất để sử dụng bột bã trà là 4h đến 6h sáng và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào độ mặn ao nuôi. Trường hợp trong ao có ốc đinh, rong đáy thi có thể dùng thêm đồng Sunfat với liều dùng từ 2-3kg/1000m3 nước.
Sau khi diệt tạp khoảng 2 ngày, cần tiến hành diệt khuẩn để loại bớt mầm bệnh. Bà con có thể sử dụng các chất diệt khuẩn như Chlorine, Iodine, BKC, thuốc tím KMnO4,… Trong đó, Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều lượng khoảng 25-30ppm khi độ pH <7,5 và tăng giảm tùy theo hàm lượng hữu cơ và độ pH của nước.
Ngoài ra, sau khi diệt khuẩn, bà con nên tạo hệ vi sinh lành mạnh cho ao nuôi bằng cách bổ sung các loại men vi sinh cho nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo sử dụng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift để cân bằng môi trường nước, phân hủy bùn đáy cũng như chất hữu cơ như:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp tạo môi trường nước sạch cho ao nuôi, hạn chế vi sinh gây bệnh và ngừa phát sinh khí độc.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp phòng ngừa và xử lý khí độc ao nuôi, giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp tăng tốc quá trình phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng bùn đáy ao nuôi rõ rệt.
Sau khi thực hiện xong, bà con tiến hành gây màu nước ao nuôi tôm bằng cách kích thích tảo có lợi phát triển trong mật độ cần thiết.
– Xử lý nước trong vụ nuôi tôm
Trong vụ nuôi tôm, đôi khi bà con sẽ gặp phải các trường hợp như nước ao bị đục, trong ao xuất hiện bọt trắng, nước tôm có mùi tanh, nước ao bị xanh hay bùn đáy bị ô nhiễm,… Các trường hợp này có thể phát sinh từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau như tác động từ yếu tố tự nhiên cũng như quá trình cải tạo ao, nuôi tôm làm phát sinh khí độc,…
Lúc này, tùy vào hiện tượng gặp phải, cũng như nguyên nhân gây ảnh hưởng mà bà con sẽ ứng dụng các giải pháp xử lý nước trong nuôi tôm khác nhau.
– Xử lý nước sau vụ nuôi tôm
Xử lý nước trong nuôi tôm không chỉ là trước và trong vụ nuôi, mà sau vụ nuôi bà con cũng cần xử lý để đảm bảo chất lượng nước cho các vụ nuôi kế tiếp. Sau khi thu hoạch, bà con cần tháo cạn hết nước ao nuôi và xử lý, cải tạo đáy ao đúng cách. Xem chi tiết: Hướng dẫn chuẩn bị/cải tạo ao nuôi tôm để bước vào vụ nuôi mới hiệu quả>>>
Xử lý nước trong ao nuôi đúng cách, hiệu quả sẽ giúp bà con đạt được vụ nuôi thành công. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước trong nuôi tôm, cũng như các vấn đề khác trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả!