Phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ

Xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su là vấn đề mà nhiều kỹ sư đau đầu trong quá trình vận hành hệ thống, đặc biệt là vào giai đoạn giữa đến cuối vụ. Mời bạn đọc tham khảo “Phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su” cho hệ thống 500 m3/n.đ được Biogency thực hiện cho Khách hàng dưới đây.

Phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được nhà nước quy định trong QCVN 01-MT:2015/ BTNMT, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: QCVN 01-MT:2015/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH _ 6 _ 9 6 _ 9
2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
3 COD Cơ sở mới mg/l 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Tổng Nitơ (Tổng N) Cơ sở mới mg/l 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Amonia (tính theo N) Cơ sở mới mg/l 10 40
Cơ sở đang hoạt động mg/l 15 60

Phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải chế biến mủ cao su tự nhiên

Nhìn chung, quá trình chế biến mủ cao su tự nhiên thường phát sinh ba chất ô nhiễm chính là: Mủ cao su, chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ. Phương pháp xử lý sinh học điển hình bao gồm xử lý thiếu khí, xử lý hiếu khí được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải từ chế biến cao su tự nhiên.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chất lượng đối với nước thải đầu ra của ngành chế biến cao su thiên nhiên (QCVN 01:2015/ BTNMT) cần kết hợp thêm các công nghệ xử lý khác để có được chất lượng nước thải tốt hơn như: Keo tụ, tuyển nổi, màng lọc, ozon hóa … Việc kết hợp hợp lý các quá trình xử lý sinh học, lý học và hóa học để mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.

Vấn đề đặt ra khi xử lý nước thải chế biến mủ cao su tự nhiên

Đối với phương pháp xử lý sinh học, có một vấn đề hầu hết các hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su thiên nhiên gặp phải chính là vi sinh ở giai đoạn giữa vụ thường dễ bị sốc tải do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là sốc tải COD, mất cân bằng dinh dưỡng.

Hiện tượng phổ biến có thể quan sát được là bọt trắng nổi ở bể hiếu khí, bông bùn mịn, khó lắng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý COD, đặc biệt là giảm hiệu suất xử lý Nitơ Amonia, khiến đầu ra vượt quy chuẩn xả thải.

Bọt trắng nổi ở bể sinh học hiếu khí – dấu hiệu của hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải.

Hình 1. Bọt trắng nổi ở bể sinh học hiếu khí – dấu hiệu của hệ thống xử lý nước thải cao su bị sốc tải.

Phương án nào giúp xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su hiệu quả?

Biogency: Phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ

– Mục tiêu phương án:

Xử lý sự cố sốc tải tại hệ thống xử lý nước thải cao su, qua đó tăng cường hiệu suất xử lý COD tại các bể hiếu khí, giúp bông bùn to, lắng nhanh.

– Thời gian xử lý sự cố sốc tải:

01 tháng.

– Phương án thực hiện:

Sản phẩm sử dụng: Microbe-Lift IND.

Lý do lựa chọn Microbe-Lift IND để xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ:

  • Vi sinh xử lý nước thải cao su Microbe-Lift IND là sản phẩm chuyên cho xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
  • Tăng hàm lượng MLSS, tăng hiệu suất xử lý sinh học lên tối đa 85%.
  • Chịu được tải lượng COD cao lên đến 12.000 mg/l.
  • Phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- hoặc Xylene- (BTX).
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải cao su sau khi bị sự cố, tăng hiệu suất xử lý nước thải của toàn hệ thống.

Microbe-Lift IND – Men vi sinh chuyên dụng để xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su.

Hình 2. Microbe-Lift IND – Men vi sinh chuyên dụng để xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su.

Liều lượng sử dụng:

STT Thời gian Liều lượng vi sinh Microbe-Lift IND
1 Tổng liều lượng 16 gallons

Lưu ý:

  • Lắc đều và bổ sung vi sinh theo liều lượng chỉ dẫn.
  • Tuần hoàn bùn 100% về các bể sinh học.
  • Đảm bảo duy trì pH ổn định từ 7.0 – 8.5.

– Hiệu quả mong đợi:

  • Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần sử dụng.
  • Hiệu suất xử lý COD ổn định sau 04 tuần.
  • Bể sinh học hiếu khí không còn nổi bọt trắng.
So sánh Trước khi sử dụng Microbe-Lift Sau khi sử dụng Microbe-Lift
Hình ảnh SV30 trước khi sử dụng Microbe-Lift, bùn mịn khó lắng, nước đục. SV30 sau khi sử dụng Microbe-Lift, bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.
Kết quả Hình 3. SV30 trước khi sử dụng Microbe-Lift, bùn mịn khó lắng, nước đục. Hình 4. SV30 sau khi sử dụng Microbe-Lift, bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.

Việc áp dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift duy trì định kỳ vào các bể sinh học đã được chứng thực là có hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng sốc tải hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên ở giai đoạn giữa đến cuối vụ. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su phù hợp nhất cho hệ thống của bạn.

>>> Xem thêm: Xử lý bọt màu xanh & Mùi hôi nước thải chế biến cao su thiên nhiên