Yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm nào bà con cần quan tâm?

Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang là một ngành đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi tôm. Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm luôn là vấn đề mà bà con nông dân quan tâm. Bài viết này Biogency sẽ chia sẻ các yếu tố vật lý và yếu tố hoá học ảnh hưởng đến nuôi tôm. Hy vọng sẽ hữu ích cho bà con.

yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm

Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm nào bà con cần quan tâm?

3 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến nuôi tôm

1. Nhiệt độ của nước

Tôm thuộc nhóm động vật máu lạnh sống dưới nước. Thân nhiệt của tôm thay đổi theo môi trường bên ngoài chứ không ổn định là 37,5 độ C như con người. Vì vậy nhiệt độ của nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tôm.

Cụ thể, nhiệt độ của nước sẽ ảnh hưởng đến: Hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, sức đề kháng với các dịch bệnh, sự tăng trưởng … của tôm. Chính vì lý do đó mà các hộ nuôi tôm tập trung nhiều ở khu vực miền Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi có nhiệt độ ổn định. Còn ở khu vực phía Bắc thì khai thác chủ yếu nhiều vào mùa nóng.

Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm sú là từ 28 đến 30 độ C và tôm thẻ là từ 25 đến 30 độ C. Nếu trong ngày nhiệt độ biến động từ 3 đến 5 độ C sẽ khiến tôm kém hoặc ngừng ăn, từ đó tôm sẽ chậm hoặc không lớn.

nhiệt độ của môi trường nước ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tôm.

Hình 1. Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của môi trường nước ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tôm.

2. Độ mặn của nước

Độ mặn thay đổi tùy theo từng loại tôm và tùy từng thời điểm trong chu trình sống của từng loại đó. Khi tôm còn nhỏ sẽ dễ bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột của độ mặn hơn tôm trưởng thành.

Độ mặn lý tưởng để nuôi tôm sú là 18 đến 20‰ còn tôm thẻ cần độ mặn từ 25 đến 28‰.

Việc độ mặn quá cao hoặc quá thấp đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi như: Suy giảm sức đề kháng, gây nên các dịch bệnh như phân trắng và gan tụy cấp tính, dẫn đến biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm, oxy trong nước,… làm thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng.

3. Độ trong của nước

Độ trong của nước có thể giúp bà con dự đoán được tình trạng dinh dưỡng trong môi trường nước ao nuôi tôm. Cách kiểm tra độ trong đơn giản nhất là bà con có thể cho cánh tay xuống ao đến khuỷu tay và quan sát. Nếu chúng ta không thấy bàn tay là được. Độ trong thích hợp cho các ao nuôi tôm thường từ 30 đến 45cm.

Nếu nước quá trong, bà con cần tiến hành kiểm tra lại độ pH của nước nuôi. Nếu pH thấp thì cần phải bón thêm vôi vào ao nuôi. Ngoài ra cần kết hợp bón phân và sử dụng các sản phẩm gây màu nước ao nuôi nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích tảo phát triển làm giảm độ trong của nước ao. Nước quá trong thì ao thiếu dinh dưỡng mà nước quá đục thì ao đang bị dư dinh dưỡng nên bà con cần lưu ý quan sát để không tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

6 yếu tố hoá học ảnh hưởng đến nuôi tôm

1. Dưỡng khí hoà tan trong nước (Dissolved Oxygen)

Lượng dưỡng khí hoà tan trong nước thấp có thể khiến cho tôm chết hàng loạt, vì vậy đây là yếu tố mà bà con cần đặc biệt chú trọng trong quá trình nuôi tôm.

Dưỡng khí hòa tan trong nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm bà con cần đặc biệt quan tâm

Hình 2. Dưỡng khí hòa tan trong nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm bà con cần đặc biệt quan tâm.

Hiện tượng quang tổng hợp của các phiêu sinh vật diễn ra vào ban ngày là yếu tố chính tạo nên oxygen hòa tan trong nước. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra vào ban ngày nên ban đêm bà con cần sử dụng máy sục khí (aerator, paddle wheel…) hoặc thay lớp nước mới để tạo thêm oxygen cho ao nuôi.

Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen:

  • Tôm tập trung gần mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao.
  • Tôm giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp.
  • Tôm có thể hôn mê và chết.

2. Độ pH

Độ pH thích hợp cho ao nuôi tôm sẽ nằm trong khoảng 7,2 đến 8,8. Bất kì sự thay đổi nhỏ của pH cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

pH là yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm bà con nên kiểm soát hằng ngày

Hình 3. pH là yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm bà con nên kiểm soát hằng ngày.

Độ pH của ao hồ thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vật cần đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần. Nếu độ pH thấp, ta có thể bón thêm vôi cho ao vào lúc chuẩn bị hay ngay khi đang nuôi tôm.

3. Thán khí (Carbon dioxide – CO2)

CO2 (Carbon dioxide) cần thiết cho sự quang tổng hợp của các phiên sinh để tạo ra đủ lượng oxygen cần thiết cho tôm nuôi. Tuy nhiên nếu lượng CO2 quá nhiều ta có thể gia tăng sục khí bằng máy để đẩy bớt lượt CO2 ra khỏi môi trường nước.

CO2 cần duy trì ở mức ổn định

Hình 4. CO2 tuy tốt cho tôm nuôi, tuy nhiên cần duy trì ở mức ổn định, tránh hàm lượng bị vượt gây ảnh hưởng xấu đến tôm.

4. Độ kiềm

Ao hồ có độ kiềm nằm trong khoảng 20 – 50mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật cũng như tôm cá. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự được sự thay đổi pH.

Chất kiềm quan trọng trong ao hồ vì vai trò chất đệm và nguồn cung cấp CO2 cho hiện tượng quang tổng hợp.

5. Độ cứng của nước

Độ cứng của nước liên quan tới tổng số kim loại hoá trị 2, mà chính yếu là Calcium và magnesium trong môi trường nước. Độ cứng của nước được tính bằng mg/l của chất calcium carbonate (CaCO3) trong nước và có các tên gọi khác nhau như sau:

  • 0 – 75 ppm CaCO3: Mềm
  • 75 – 150 ppm CaCO3: Hơi cứng
  • 150 – 300 ppm CaCO3: Cứng
  • Trên 300 ppm CaCO3: Rất cứng

Nước có độ cứng 20 – 150 ppm thì thích hợp nhất cho việc nuôi tôm.

Độ cứng của nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm

Hình 5. Độ cứng của nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm nhưng rất dễ bị bỏ quên.

6. Hợp chất Nitrogen (Nitrogenous compounds)

Gồm 3 chất chính là Amonia, Nitrit và Nitrate.

Amonia trong nước được phân chia thành 2 loại là NH4 và NH3, trong đó chỉ có dạng NH3 là gây độc cho ao hồ.

Quá trình chuyển hóa hợp chất Nitrogen trong ao tôm

Hình 6. Quá trình chuyển hóa hợp chất Nitrogen trong ao tôm.

Dưới tác động của vi khuẩn, Amonia sẽ trở thành Nitrite (NO2) rồi Nitrate (NO3). Trong đó, Nitrite (NO2) gây độc khi tạo thành chất Methemoglobin và giảm sự chuyển Oxygen đến tế bào.

Trường hợp khi ao nuôi tôm có nồng độ NH3, NO2 cao sẽ gây rất nhiều vấn đề đến tôm nuôi. Cần phải sử dụng thêm các sản phẩm xử lý như men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1.

Với 2 chủng vi sinh Nitrosomonas spNitrobacter sp sẽ giúp thúc đẩy quá trình Nitrate hoá và giảm lượng NH3, NO2 có trong ao nuôi tôm.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa hai chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý NH3, NO2 trong ao tôm

Hình 7. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa hai chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý NH3, NO2 trong ao tôm.

Mong rằng với những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trong bài viết này có thể giúp cho bà con có một mùa vụ nuôi tôm thật thuận lợi.

—–

Hãy liên hệ đến Biogency với số Hotline 0909 538 514 khi bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi tôm hay cần tìm tới các sản phẩm men vi sinh để khắc phục các vấn đề trong ao nuôi tôm của mình. Biogency luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con trong vụ nuôi tôm của mình!

Nguồn tham thảo: Sách “Cải tiến Kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam” – Vũ Thế Trụ

>>> Xem thêm: Kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm như thế nào?