Đối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cao su thì BIOGENCY lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.) để khởi động HTXLNT cao su khi mới vào vụ.
Tổng quan về nguồn gốc, thành phần và tính chất nước thải cao su
Nhà máy chế biến cao su Latex là dạng chế biến mủ nước ly tâm, nguyên liệu mủ lấy từ vườn được cho hóa chất chống đông, sau đó được vận chuyển về nhà máy để chế biến thành phẩm là dạng mủ cô đặc.
Tính chất ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su Latex là ô nhiễm cao nhất so với các loại hình sản xuất mủ khác: mủ cốm (3L), mủ tạp.
Thành phần và tính chất nước thải cao su đầu vào (cao su Latex):
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị ô nhiễm |
1 | pH | – | 5 – 9 |
2 | COD | mg/l | 25.000 – 29.000 |
3 | BOD5 | mg/l | 16.000 – 18.000 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng | mg/l | 1.200 – 1.500 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 600 – 800 |
6 | Amoni (tính theo Nitơ) | mg/l | 400 – 600 |
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su phổ biến hiện nay:
Mục tiêu xử lý: Khởi động vi sinh hệ thống xử lý nước thải trước khi khởi động vụ mới.
Phương án khởi động HTXLNT cao su khi mới vào vụ
Đối với hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì BIOGENCY lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.).
Sản phẩm lựa chọn sử dụng khởi động HTXLNT cao su: Microbe-Lift IND.
Men vi sinh | Microbe-Lift IND |
Thành phần | Microbe-Lift IND gồm 13 chủng vi sinh chọn lọc có hoạt tính mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. |
Công dụng | + Mật độ vi sinh và thích nghi nước thải cao. + Giúp tăng lượng MLVSS trong bể. + Giúp bông bùn to, lắng nhanh, nước trong. + Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS. + Tăng cường hiệu suất của hệ thống XLNT. |
Hình ảnh sản phẩm |
Quy trình khởi động HTXLNT cao su khi mới vào vụ như sau:
– Bước 1: Bật sục khí kích hoạt hệ vi sinh hiếu khí
- Bắt đầu bật sục khí ở bể Aerotank 1 và Aerotank 2 trong vòng 1 ngày.
- Kiểm tra thông số vận hành pH, DO, SV30.
– Bước 2: Cấp nước thải vào bể sinh học
- Cấp nước thải vào bể hiếu khí với lưu lượng 20% công suất vận hành hệ thống. Kiểm tra thông số vận hành pH, DO, SV30.
- Sau 2 – 3 ngày tăng tải từ từ lên 40% – 60% – 80% – 100% công suất vận hành hệ thống.
– Bước 3: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND để kích hoạt các bể sinh học
Bổ sung 1 lượng men vi sinh mỗi ngày nhằm tăng mật độ vi sinh hoạt tính mạnh (liều lượng sử dụng phụ thuộc vào từng công suất hệ thống).
– Bước 4: Điều kiện vận hành khi khởi động HTXLNT cao su:
STT | Điều kiện | Bể hiếu khí |
1 | Nồng độ oxy hòa tan DO | ≥ 2.0 mg/l |
2 | Độ pH | 7.0 – 8.5 |
3 | Nhiệt độ | 20 – 35℃ |
4 | C: N:P | 100:5:1 |
Kết quả đạt được:
- Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 2 tuần.
- Nồng độ MLVSS đạt từ 1500 – 2500 mg/l sau 4 tuần.
- Hệ thống hoạt động với công suất tối đa sau 3 – 4 tuần.
- Chỉ tiêu COD, BOD, TSS đạt chuẩn sau 4 tuần.
Trên đây là phương án khởi động HTXLNT cao su bằng công nghệ vi sinh Microbe-Lift. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để đội ngũ BIOGENCY để tư vấn cho bạn chi tiết hơn!
>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải cao su