Thành phần tính chất nước thải cao su, đâu là vấn đề gây khó khăn cho quá trình xử lý?

Nước thải cao su là loại nước thải có chứa nồng độ ô nhiễm cao, do đó quá trình xử lý nước thải cao su sẽ càng khó khăn hơn nếu bạn không hiểu tường tận về thành phần tính chất của nước thải. Bài viết dưới đây Biogency sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn.

Thành phần tính chất nước thải cao su, đâu là vấn đề gây khó khăn cho quá trình xử lý?

Thành phần tính chất nước thải cao su và đặc trưng ô nhiễm

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên. Ước tính mỗi năm ngành công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên tại nước ta phát sinh nước thải trên 25 triệu m3 nước thải.

Ngành cao su Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo đó là lượng nước thải phát sinh từ quá trình chế biến ngày càng tăng.
Ngành cao su Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo đó là lượng nước thải phát sinh từ quá trình chế biến ngày càng tăng.

Nước thải chế biến cao su là một trong những loại nước thải có mức độ ô nhiễm khá cao bởi các thành phần hữu cơ, Nitơ, Photpho và tổng chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Thành phần tính chất nước thải cao su được thể hiện chi tiết qua bảng dưới đây:

Bảng 1. Thành phần và tính chất nước thải cao su đầu vào của một nhà máy:

TT Thông số Đơn vị Giá trị
1 pH 5 – 6
2 COD mg/l 5000 – 9000
3 BOD5 mg/l 3000 – 6000
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 500 – 800
5 Amoni N–NH4 mg/l 300 – 400
6 Tổng nitơ mg/l 500 – 600
7 Tổng phospho mg/l 196 – 200

Quy chuẩn quốc gia về nước thải cao su đang được áp dụng hiện nay

Mỗi loại nước thải của các ngành sản xuất khác nhau sẽ có quy chuẩn đầu ra khác nhau. Trong đó, Nước thải chế biến cao su thường sẽ áp dụng quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2015/BTNMT, cột A hoặc cột B.

Bảng 2. Quy chuẩn Việt Nam về nước thải cao su QCVN01:2015/BTNMT

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6 – 9 6 – 9
2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50
3 COD Cơ sở mới mg/l 75 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 250
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
5 Tổng Nitơ Cơ sở mới mg/l 40 60
Cơ sở đang hoạt động mg/l 50 80
6 Amoni (tính theo Nitơ) Cơ sở mới mg/l 10 40
Cơ sở đang hoạt động mg/l 15 60

Trong đó:

  • Cột A-Bảng 2 quy định về giá trị C của các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả thải ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B-Bảng 2 quy định về giá trị C của các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả thải ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Lưu ý: Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, áp dụng giá trị quy định cho cơ sở mới đối với tất cả các cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên.

Vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi xử lý nước thải cao su

Nhiều hệ thống xử lý nước thải cao su trong quá trình vận hành thực tế hệ thống thường gặp không ít khó khăn như:

– Hệ thống xây dựng đã lâu hiệu suất xử lý không cao:

Đối với những hệ thống xây dựng đã lâu, trang thiết bị đã hư hỏng thì cần sửa chữa và thay mới, còn những hệ đang chạy vượt công suất thiết kế thì cần cải tạo lại để phù hợp với lượng nước thải phát sinh của nhà máy.

– Chỉ tiêu Amoni và tổng Nitơ đầu vào cao khó xử lý:

Đối với chỉ tiêu Amoni và tổng Nitơ thì ta cần tăng hiệu suất Nitrat hóa và khử Nitrat ở hệ sinh học.

Hệ thống xử lý nước thải cao su đang bị Nitơ cao và bùn mịn khó lắng. Hệ thống xử lý nước thải cao su đang bị Nitơ cao và bùn mịn khó lắng.
Hệ thống xử lý nước thải cao su đang bị Nitơ cao và bùn mịn khó lắng.

Ngoài việc kiểm soát các yếu tố về vận hành thì chúng ta cần bổ sung thêm chủng vi sinh chuyên cho quá trình Nitrat hóa như vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 chủng vi sinh vật NitrosomonasNitrobacter chuyên cho quá trình chuyển hóa Amoni thành Nitrat tại bể sinh học hiếu khí và vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi sinh vật Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes,… chuyên khử Nitrat thành Nitơ tự do nhanh hơn gấp 17 lần so với các vi khuẩn bản địa.

Giải pháp xử lý Amoni và tổng Nitơ trong nước thải cao su với men vi sinh Microbe-Lift.
Giải pháp xử lý Amoni và tổng Nitơ trong nước thải cao su với men vi sinh Microbe-Lift.

– Quá trình vận hành gặp nhiều khó khăn do nước thải theo vụ mùa:

Đặc biệt đối với các nhà máy chế biến cao su từ cao su thiên nhiên thì nhà máy chỉ hoạt động theo mùa vụ vì vậy việc vận hành và xử lý nước thải cao su cũng gây không ít khó khăn, vì lượng nước thải và tính chất sẽ thay đổi theo hoạt động của nhà máy, có thời điểm nhà máy động nhiều lượng nước thải lớn còn có thời điểm nhà máy nghỉ vụ sẽ không có nước thải thì buộc phải ngưng hệ thống và sau khi nhà máy ngừng sản xuất sẽ tiến hành sửa chữa và khởi động lại hệ thống xử lý nước thải để chuẩn bị cho mùa vụ sau gây mất thời gian và chi phí.

Trong các hoạt động chuẩn bị cho mùa vụ mới thì việc nuôi cấy khởi động lại hệ vi sinh xử lý nước thải cao su để phục hồi khả năng xử lý nước thải của toàn hệ thống là một trong những việc quan trọng mà nhà máy cần quan tâm.

Nhà máy có thể sử dụng bùn hoạt tính để nuôi cấy mới, hoặc đơn giản người vận hành có thể tận dụng bùn cũ của mùa vụ trước và bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND để cung cấp thêm chủng vi sinh hoạt tính mạnh để khởi động hệ thống nhanh và đạt được hiệu suất xử lý cao hơn.

Với những chia sẻ ở bài viết này, Biogency mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần và tính chất của nước thải cao su cũng như các vấn đề gây khó khăn cho quá trình xử lý và hướng giải quyết. Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp xử lý nước thải cao su hiệu quả và tiết kiệm chi phí, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Mùi hôi nước thải cao su: Vấn đề và giải pháp xử lý