Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

 

Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất ô nhiễm, vi sinh vật và hóa chất độc hại, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, đất và không khí. Hiện nay, đa số các bệnh viện hay các cơ sở y tế nói chung đều có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên có hệ thống thôi thì cũng chưa đảm bảo chắc chắn nước thải đầu ra sẽ đạt chuẩn quy chuẩn xả thải. Bởi khâu vận hành là cực kỳ quan trọng. Hôm nay, chúng ta hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về cách vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhé!

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Hướng dẫn các bước vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Đây là một trong những công nghệ thường được áp dụng để xử lý nước thải của các bệnh viện:

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần tuân thủ các bước sau:

– Kiểm tra và bảo trì định kỳ:

  • Kiểm tra tình trạng các thiết bị, cơ sở hạ tầng trong hệ thống.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hạng mục cần thiết.

– Quản lý dòng nước thải:

  • Theo dõi lưu lượng, thành phần và các chỉ số ô nhiễm của nước thải đầu vào.
  • Điều chỉnh quy trình xử lý phù hợp với từng loại nước thải.

– Vận hành quá trình xử lý:

  • Điều khiển các thông số vận hành như pH, oxy hòa tan, thời gian lưu, v.v.
  • Đảm bảo các quá trình sinh học, hóa học, lọc… hoạt động hiệu quả. Ở bước này, quá trình tiền xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi để vi sinh vật ở cụm sinh học phía sau phát triển. Ngoài ra, việc vận hành cụm sinh học là quan trọng hơn cả. Bởi các thành phần ô nhiễm khó xử lý như Nitơ, Amonia,… được xử lý ở cụm sinh học.

1. Đối với bể kỵ khí:

Nếu hệ thống xử lý nước thải bệnh viện mới thì cần có giai đoạn khởi động. Trước khi khởi động, cần chuẩn bị nguồn vi sinh vật kỵ khí và các điều kiện vận hành ban đầu như pH, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Quá trình khởi động thường mất 3-6 tháng để đạt được sự ổn định (tùy vào lượng bùn và chất lượng bùn nạp vào).

Để vận hành bể sinh học kỵ khí hiệu quả, cần quan tâm đến các yếu tố chính:

  • Nhiệt độ: Duy trì nhiệt độ trong khoảng 30-40°C để tạo điều kiện tối ưu cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật.
  • pH: Cần duy trì pH ở mức từ 6,8-7,5 bởi nếu pH quá thấp sẽ làm giảm hoạt động của vi sinh vật kị khí.
  • Nồng độ MLSS và MLVSS: MLSS thường duy trì trong khoảng 3.000-6.000 mg/L. MLVSS chiếm khoảng 60-80% MLSS, thể hiện hàm lượng vi sinh vật. Cần lấy mẫu định kỳ từ 1-2 tuần 1 lần để đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong bể kị khí.
  • Kiểm soát tải lượng chất hữu cơ (Organic Loading Rate – OLR): OLR quá cao sẽ gây quá tải cho vi sinh vật, dẫn đến giảm hiệu suất xử lý. OLR thường được duy trì trong khoảng 1-5 kg BOD/m3.ngày.
  • Nhu cầu dinh dưỡng đối với chất phân hủy kỵ khí là COD:N:P = 1000:7:1 được sử dụng cho chất thải có hàm lượng chất hữu cơ cao và COD:N:P = 350:7:1 tương ứng cho chất thải có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Giá trị C/N ít nhất là 25:1 được đề xuất để sản xuất khí tối ưu.
  • Chủng vi khuẩn kỵ khí: Sử dụng các chủng vi khuẩn kỵ khí phù hợp và hiệu quả trong xử lý nước thải. Việc cấy giống ban đầu và duy trì số lượng vi khuẩn thích hợp rất quan trọng.

2. Bể thiếu khí:

Duy trì điều kiện trong bể thiếu khí: tránh việc rò rỉ oxi vào bể, quá nhiều oxy từ sự tuần hoàn bùn. Kiểm soát DO trong bể ở mức dưới 0,5 → Kiểm tra và khắc phục các điểm rò rỉ, điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn bùn. Xem thêm: Giảm DO trong bể thiếu khí Anoxic >>>

  • pH và nhiệt độ: Cần duy trì pH ở mức 7-8 và nhiệt độ tối ưu trong khoảng 20-30 độ C.
  • Kiểm soát lượng chất hữu cơ đầu vào:
    + Sự cạn kiệt chất hữu cơ có thể dẫn đến việc tích tụ Nitrit bởi quá trình Denitrification không hoàn thiện. Dấu hiệu nhận biết là nồng độ Nitrit tăng cao trong bể → Tăng lượng chất hữu cơ đầu vào, kiểm tra điều kiện pH, nhiệt độ.
    + Thiếu chất hữu cơ khiến giảm hiệu quả Denitrification dẫn đến hiệu suất loại bỏ Nitrogen giảm → Bổ sung nguồn chất hữu cơ, điều chỉnh pH, nhiệt độ phù hợp.
  • Thời gian lưu: Thời gian lưu quá ngắn, không đủ thời gian để quá trình Denitrification hoàn thành dẫn đến tích tụ Nitrat. Dấu hiệu nhận biết là nồng độ Nitrat tăng cao ở đầu ra bể Anoxic → Tăng thời gian lưu bằng cách tăng thể tích bể hoặc giảm lưu lượng.
  • Kiểm soát bùn thừa: Khi quá trình thải bỏ bùn không hiệu quả dẫn đến tích tụ bùn quá mức. Dấu hiệu là MLSS trong bể tăng cao → Tăng tần suất thải bỏ bùn thừa, kiểm tra và điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn bùn.

– Bể hiếu khí:

  • Kiểm soát nồng độ oxy hòa tan (DO): Duy trì nồng độ DO trong khoảng 2-4 mg/L để tối ưu hóa quá trình xử lý. Điều chỉnh DO thông qua điều khiển tốc độ và thời gian hoạt động của thiết bị sục khí.
  • Kiểm soát nồng độ MLSS: Duy trì nồng độ MLSS trong khoảng 2000-4000 mg/L. Nếu nồng độ MLSS tăng cao quá mức có thể khắc phục bằng cách tăng tốc độ thải bùn dư, kiểm tra hoạt động của hệ thống tuần hoàn bùn.
  • Điều chỉnh tải trọng hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng nếu cần để đảm bảo quá trình xử lý NH4.
  • Ngoài ra, ở bể hiếu khí thường gặp sự cố bùn lắng kém. Nguyên nhân do tích tụ quá nhiều bùn già, mất cân bằng sinh học, pH không thích hợp → Tăng tốc độ thải bùn dư, kiểm soát các thông số vận hành, bổ sung vi sinh nếu cần

– Kiểm soát chất lượng đầu ra:

  • Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý.
  • So sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xả thải.

 – Xử lý và tiêu hủy bùn thải:

  • Thu gom, tách, làm sạch và xử lý bùn thải từ các công đoạn.
  • Tiêu hủy bùn thải an toàn, tuân thủ quy định về môi trường.

– Lưu trữ hồ sơ và báo cáo:

  • Ghi chép, lưu trữ đầy đủ các thông số vận hành.
  • Lập báo cáo định kỳ về hoạt động và chất lượng xử lý.
Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Làm thế nào để gia tăng hiệu quả vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện?

Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với hiệu quả xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Thế nên, tăng hiệu suất của các bể như: Kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí… sẽ góp phần tăng hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống, giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.

Do vậy, BIOGENCY cùng đội ngũ kỹ thuật đã mang đến giải pháp sử dụng men vi sinh để khắc phục các sự cố trong bể sinh học trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhanh chóng, tăng hiệu suất xử lý và duy trì sự ổn định của hệ thống.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Giải pháp sử dụng men vi sinh để tăng hiệu quả vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Sau đây là công dụng của bộ 3 sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1, Microbe-Lift BIOGAS:

  • Microbe-Lift IND (Dùng cho bể Thiếu khí): Giảm BOD, COD, TSS đầu ra. Cùng với đó là một số ưu điểm như: Phục hồi hệ sinh học bị sốc tải, hiệu quả của quá trình khử Nitrat về dạng Nitơ tự do được tăng cao, hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 4%.
  • Microbe-Lift N1 (Dùng cho bể Hiếu khí): Hiệu suất xử lý Nitơ Amonia đạt tối đa lên tới 99%. Ưu điểm của Microbe-Lift N1 là: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa Nitơ, tăng hiệu suất cho quá trình Nitrat hóa. Hoạt động được với hàm lượng Amonia lên đến 1500 mg/l. Xử lý Nitơ Amonia đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT.
  • Microbe-Lift BIOGAS (Dùng cho bể Kỵ khí): Tăng hiệu suất xử lý bể kỵ khí/UASB. Ưu điểm của Microbe-Lift BIOGAS là: Tăng khả năng chịu tại của bể kỵ khí, ổn định chống sốc tải, giảm nồng độ BOD, COD, TSS sau bể kỵ khí.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift giúp tăng hiệu quả vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hãy liên hệ ngay vào HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí nhé!

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám