Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, nguyên nhân do đâu?

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước là một hiện tượng khiến bà con nuôi tôm quan tâm và lo lắng. Thế nhưng hiện tượng này có thật sự nguy hiểm? Vì nguyên nhân nào mà tôm bơi lờ đờ trên mặt nước?

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, nguyên nhân do đâu?

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước có nguy hiểm?

Hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước là một dấu hiệu nguy hiểm mà bà con nuôi tôm cần đặc biệt lưu ý. Trong thực tế, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Cụ thể, biểu hiện tôm bơi lờ đờ trên mặt nước là một trong những dấu hiệu tiêu biểu các những bệnh nguy hiểm như bệnh đốm đen, đốm trắng hay bệnh EMS,…

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, nguyên nhân do đâu?
Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Khi vừa quan sát thấy tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, người nuôi tôm cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân cụ thể để kịp thời đưa ra giải pháp xử lý.

Nguyên nhân tôm bơi lờ đờ trên mặt nước

Sức khỏe của tôm chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, khí độc, môi trường, dịch bệnh, dinh dưỡng hay kỹ thuật nuôi,… Từ đó, có thể thấy rằng hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

– Độ pH của môi trường nước ao nuôi ngoài phạm vi lý tưởng

Độ pH thích hợp trong ao nuôi tôm là trong khoảng từ 7,5-7,9. Khi độ pH cao sẽ dẫn đến ao tôm bị nước trong, khó gây màu và tạo ra sự biến động độ pH lớn trong ngày. Ngược lại, khi độ pH thấp sẽ dẫn đến hiện tượng tôm dính chân và không lột được khỏi vỏ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm.

Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, nguyên nhân do đâu?
Độ pH trong ao tôm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.

Sự biến đổi độ pH có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ở tôm, khiến tôm còi cọc, chậm lớn và suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang, dẫn đến tôm ngạt và tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.

– Ao nuôi xuất hiện khí độc NO2

Nồng độ khí độc NO2 cao có thể dẫn đến rối loạn áp suất thẩm thấu ở tôm do cạnh tranh với ion Cl-, khiến tôm bị suy giảm khả năng hấp thụ khoáng chất. Trường hợp nồng độ khí độc NO2 lên đến hơn 25mg/L, tôm sẽ có dấu hiệu giảm ăn, cản trở quá trình trao đổi oxy, từ đó sẽ quan sát thấy hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.

Việc xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm đặc biệt quan trọng, bởi nếu không được xử lý kịp thời thì tôm có thể chết, ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

– Tôm bị thiếu oxy, dinh dưỡng hay mật độ tôm trong ao dày, không phù hợp với điều kiện ao

Nhu cầu oxy của tôm trong quá trình lột xác là rất lớn. Trong suốt quá trình tôm lột vỏ, nếu nồng độ oxy hòa tan không ở mức đảm bảo sẽ dẫn đến hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước. Xem chi tiết: Cách nhận biết “tôm thiếu oxy” và xử lý kịp thời>>>

Ngoài oxy, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và hoạt động sống của tôm. Tôm bị thiếu dinh dưỡng sẽ bị còi cọc, hoạt động của tôm bị suy yếu.

Mặt khác, khi ao nuôi có mật độ nuôi dày, lượng khoáng chất trong môi trường sẽ giảm, nguy cơ dẫn đến hiện tượng tảo tàn. Từ đó khiến cho môi trường nước ao nuôi xấu đi, làm tôm nhiễm bệnh và xuất hiện tình trạng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.

– Độ mặn nước ao nuôi thấp hoặc cao ngoài ngưỡng phù hợp với tôm

Độ mặn nước ao nuôi sẽ khiến cho quá trình lột xác ở tôm diễn ra không đồng đều, tỷ lệ hao hụt tăng lên nhiều lần, dẫn đến hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước. Độ mặn thấp khi có giá trị dưới 5 phần ngàn và cao khi trên 30 phần ngàn.

Cách xử lý và phòng ngừa tôm bơi lờ đờ trên mặt nước

Dựa vào từng nguyên nhân cụ thể mà phương án để xử lý hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước sẽ khác nhau.

– Khi độ pH trong ao nuôi cao hoặc thấp hơn so với phạm vi thích hợp

Bà con nên kiểm tra độ pH trong ao nuôi thường xuyên trong ngày bằng nhiều cách như bút đo điện tử hoặc bộ test nhanh.

  • Với trường hợp độ pH cao: Ủ bột gạo với mật rỉ đường, kết hợp sục khí vi sinh. Tạt hỗn hợp trên vào lúc sáng sớm (khoảng 9-10 giờ sáng), trước khi tạt cần chạy quạt để cấp đủ oxy cho tôm. Dùng với tần suất 3-7 ngày/lần và tạt suốt vụ.
  • Với trường hợp độ pH thấp: Có thể dùng vôi Canxi, Dolimite với liều lượng phù hợp để tránh làm tôm sốc.

– Khi xuất hiện khí độc NO2 trong ao nuôi

Bà con cần xét nghiệm thường xuyên để theo dõi tình trạng khí độc của ao nuôi và duy trì màu nước đẹp trong suốt vụ nuôi tôm. Ngoài ra, người nuôi tôm cần thực hiện các công việc sau:

  • Theo dõi lượng thức ăn vừa đủ cho tôm bằng cách canh nhá.
  • Tăng cường chạy quạt để tăng hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi.
  • Liên tục xi phông, thay nước ao nuôi để làm sạch các chất thải còn sót lại trong ao.
  • Sử dụng các sản phẩm men vi sinh chuyên dụng trong xử lý khí độc, xử lý đáy ao nuôi tôm.

– Khi tôm bị thiếu oxy, dinh dưỡng hay mật độ tôm trong ao dày hơn so với điều kiện ao

Trong suốt vụ nuôi, ngoài cung cấp đầy đủ các loại khoáng chất và Vitamin thiết yếu cho tôm, bà con có thể áp dụng thêm các biện pháp như tăng tần suất thay nước, ngừng cho ăn hay sử dụng thêm các thiết bị để tăng oxy cho tôm.

– Khi độ mặn nước ao nuôi thấp hoặc cao, vượt ngưỡng phù hợp với tôm

Đối với môi trường ao nuôi có độ mặn thấp, nên bổ sung liên tục và đầy đủ các loại khoáng chất. Còn đối với môi trường ao nuôi có độ mặn cao, bà con cần thực hiện các biện pháp để pha nước ngọt, chỉnh độ mặn về khoảng thích hợp. Xem chi tiết: Hướng dẫn thay/ pha nước trong ao tôm an toàn, đúng cách>>>

Trong quá trình nuôi tôm, để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm cũng như hạn chế hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, bà con nên kết hợp sử dụng thêm các chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm. Sản phẩm men vi sinh cho tôm Microbe-Lift đang được cung cấp tại BIOGENCY sẽ đáp ứng mọi nhu cầu cũng như giải quyết mọi vấn đề cho bà con nuôi tôm, bao gồm:

  • Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1.
  • Men vi sinh xử lý môi trường nước ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C.
  • Men vi sinh xử lý bùn đáy, nhớt bạt ao nuôi tôm Microbe-Lift SA.
  • Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.
  • Men vi sinh cắt tảo ao nuôi tôm Microbe-Lift PBD.
Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, nguyên nhân do đâu?
Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước.

Mong rằng với những thông tin trên, bà con đã hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và cách để xử lý, phòng ngừa. Nếu có thắc mắc nào cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Tôm nổi đầu do khí độc, làm thế nào để khắc phục hiệu quả?