Cách thay/pha nước trong ao tôm. Độ mặn bao nhiêu là phù hợp?

Một trong những cách để giảm độ mặn ao là thay nước hoặc pha nước trong ao tôm. Tuy nhiên, việc thay, pha nước không đơn thuần là bổ sung nước từ bên ngoài vào. Nếu không biết cách thực hiện sẽ dễ tạo điều kiện mang vi khuẩn và các mầm bệnh tấn công tôm. Hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách thay, pha nước trong ao tôm cũng như độ mặn phù hợp nhất cho ao nuôi.

Cách thay/pha nước trong ao tôm. Độ mặn bao nhiêu là phù hợp?

Độ mặn trong ao tôm bao nhiêu là phù hợp nhất?

Trước khi tìm hiểu về cách pha nước trong ao tôm, chúng ta cần biết được độ mặn trong ao tôm nên ở ngưỡng bao nhiêu phần trăm là phù hợp nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm.

Thực tế, độ mặn trong ao sẽ tùy thuộc vào từng loại tôm. Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường với độ mặn phù hợp. Chẳng hạn như tôm sú sống trong môi trường có độ mặn từ 3% đến 45%, trong đó ngưỡng tốt nhất nên duy trì là từ 15% – 20%. Trong khi đó, với tôm thẻ chân trắng, độ mặn sẽ dao động từ 2% đến 40% và sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có độ mặn từ 10% – 25%.

Trước khi pha nước trong ao tôm, cần biết được độ mặn thích hợp cho ao nuôi.

Hình 1. Trước khi pha nước trong ao tôm, cần biết được độ mặn thích hợp cho ao nuôi.

Nếu độ mặn trong ao tôm không nằm trong ngưỡng cho phép sẽ tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm cũng như tác động đến chất lượng nước ao. Cụ thể:

  • Độ mặn tăng cao sẽ khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công tôm, gây ra bệnh đốm trắng, EMS, đầu vàng, phát sáng…
  • Độ mặn cao sẽ tác động đến chu kỳ lột vỏ của tôm, dẫn đến khó lột, chết hàng loạt.
  • Độ mặn cao tạo điều kiện cho tảo phát triển, sinh khí độc, khiến tôm nổi đầu…

Để nhận diện độ mặn trong ao đang giảm hay vượt ngưỡng quy định, tốt nhất bà con cần thường xuyên đo bằng thiết bị, máy đo độ mặn. Sau khi xác định được nồng độ, bà con mới có phương án xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

Hướng dẫn thay/ pha nước trong ao tôm an toàn, đúng cách

Thay, pha nước trong ao tôm là việc thay nước mới hoặc cấp thêm nước vào ao nhằm mục đích tăng hoặc hạ độ mặn phù hợp cho tôm. Đồng thời việc này giúp tăng cường độ trong của ao, cung cấp hàm lượng oxy, dinh dưỡng, điều chỉnh độ pH, giảm khí độc NH3, H₂S trong ao, kích thích quá trình tôm lột xác…

Thay/pha nước trong ao tôm là thay nước mới hoặc cấp thêm nước để tăng hoặc hạ độ mặn phù hợp.

Hình 2. Thay/pha nước trong ao tôm là thay nước mới hoặc cấp thêm nước để tăng hoặc hạ độ mặn phù hợp.

Do đó việc thay, pha nước phải được tính toán cẩn thận các chỉ tiêu, từ đó mới có thể duy trì chất lượng nước, đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Dưới đây là cách thay, pha nước trong ao tôm an toàn với 3 bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, bà con có thể tham khảo:

– Bước 1: Xử lý nguồn nước cấp kỹ lưỡng

Mặc dù việc thay hay pha nước cho ao tôm mang lại những lợi ích nhất định, tuy nhiên việc này đòi hỏi khâu xử lý nước phải thật kỹ lưỡng. Nếu không xử lý kỹ sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn, vi sinh vật gây hại, các mầm bệnh tấn công ao tôm. Do đó, bà con cần chú ý trong công tác xử lý nước. Tham khảo thêm: Rủi ro mầm bệnh từ việc thay nước ao tôm nhiều. Giải pháp nào giúp nuôi tôm ít thay nước?>>>

Cụ thể, nguồn nước pha phải được cấp từ ao chứa/ao lắng, để lắng ít nhất 6 ngày trước khi cấp. Đồng thời nước phải được xử lý, lọc qua lưới mắt nhỏ. Khi nước vào ao lắng cần xử lý diệt khuẩn bằng Chlorine liều 30kg/1.000m3 nước. Sau đó chạy quạt liên tục đến khi hết dư lượng Chlorine thì bơm vào ao (qua túi lọc).

– Bước 2: Kiểm tra các chỉ tiêu trước khi thay/pha nước trong ao tôm

Trước khi thay/pha nước 1 tuần, bà con cần kiểm tra các chỉ tiêu hàm lượng oxy hòa tan (DO), độ trong, nhiệt độ, độ mặn hằng ngày. Kiểm tra 3 – 5 ngày/lần với các chỉ tiêu độ kiềm, nồng độ khí NH3, H₂S.

– Bước 3: Tiến hành thay/pha nước trong ao tôm

Việc pha bao nhiêu nước sẽ tùy thuộc vào tính toán các chỉ tiêu, độ mặn của ao. Nên lưu ý, tránh pha quá nhiều, tốt nhất nên pha từ từ để tránh tôm bị sốc.

Nên cấp từ 10 – 20% nước nhằm ổn định môi trường. Sau đó tăng dần lên 30% đến mức  nước cần pha. Chú ý, mực nước cần sâu từ 1.2m để ổn định nhiệt độ. Mặt khác, trong khi pha cần tăng quạt nước để giảm nồng độ NH3 về mức an toàn. Sục khí để chống stress cho tôm khi độ mặn và nhiệt độ thay đổi đột ngột do thời tiết.

Sau khi thay/pha nước trong ao tôm, bà con nên theo dõi, đo lại các chỉ số. Để giảm độ mặn, bà con nên kết hợp dùng thêm quạt gió, tăng oxy, chú ý cho ăn vừa phải, tránh dư thừa. Đồng thời cấy thêm vi sinh để xử lý tảo, bổ sung men vi sinh giúp tôm ổn định, tăng đề kháng. Tham khảo thêm: 3 cách xử lý tảo trong ao nuôi tôm>>>

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp kiểm soát chất lượng nước, xử lý các vấn đề tảo và ổn định nước ao trong suốt mùa vụ.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp kiểm soát chất lượng nước, xử lý các vấn đề tảo và ổn định nước ao trong suốt mùa vụ.

Kết luận, mặc dù thay hay pha nước trong ao tôm là phương pháp tiết kiệm nhất để duy trì chất lượng nước tốt, giúp tôm sinh trưởng thuận lợi. Tuy nhiên, để thay/pha nước an toàn đòi hỏi người nuôi phải xử lý kỹ lưỡng nguồn nước cấp, đồng thời biết cách điều chỉnh để tránh tôm bị sốc.

Do đó, tốt nhất bà con không nên thay hay pha nước quá nhiều lần. Chỉ pha nước khi thực sự cần thiết, và đừng quên kết hợp sử dụng men vi sinh để duy trì môi trường ao tôm, đặc biệt kiểm soát nguồn nước trong ao tốt kể cả khi thời tiết thay đổi.

Mong rằng những chia sẻ trên hữu ích với bà con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng quên liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất.

>>> Xem thêm: Khi nào cần thay nước ao nuôi tôm? Các nguyên tắc khi thay nước cần lưu ý