Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả

Công nghệ xử lý nước thải y tế ngày càng đa dạng, việc lựa chọn ứng dụng công nghệ nào còn tùy thuộc vào điều kiện về kinh tế, diện tích cơ sở cũng như tình hình thực tế phát sinh lượng nước thải y tế. Dưới đây là 5 công nghệ được ưa chuộng hiện nay tại nhiều cơ sở y tế.

Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả

Công nghệ xử lý nước thải y tế: AAO

AAO hay A2O, là viết tắt của cụm từ Anaerobic (bể sinh học kỵ khí) – Anoxic (bể sinh học thiếu khí) – Oxic (bể sinh học hiếu khí). Đây cũng là ba giai đoạn xử lý (kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí) quan trọng trong quy trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO.

  • Kỵ khí (Anaerobic): Trong bể kỵ khí có các vi sinh vật kỵ khí hoạt động, chúng sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải thành thức ăn, sinh ra hợp chất ở dạng khí, còn được gọi là khí sinh học hay Biogas.
  • Bể thiếu khí (Anoxic): Hệ vi sinh vật thiếu khí chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ và Photpho có trong nước thải, chuyển thành hợp chất mới có thể dễ dàng phân hủy bởi vi khuẩn hiếu khí.
  • Hiếu khí (Oxic hay Aerobic): Trong bể có chứa các vi sinh vật lơ lửng ở dạng bùn hoạt tính, chúng hấp thụ oxy và chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới, giải phóng CO2 và năng lượng, nước.

Công nghệ AAO có khả năng xử lý hiệu quả nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cùng mức độ ô nhiễm cao, điển hình là xử lý nước thải y tế. Hiện công nghệ này đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Ưu điểm:

  • Kết cấu nhỏ gọn, chiếm ít diện tích, thi công nhanh gọn.
  • Có thể di chuyển, dễ bố trị lại.
  • Có thể lắp đặt ở mức độ chìm nổi. Khi lắp đặt chìm và kín thì không gây mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.
  • Mức độ tự động hóa cao, có khả năng kết hợp linh hoạt với các bể xử lý sẵn có.
  • Ít tiêu thụ điện năng.
  • Chi phí vận hành thấp, chỉ khoảng 400 đến 500 đồng/m3.
Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO trong xử lý nước thải y tế.

Công nghệ xử lý nước thải y tế: MBR

Công nghệ xử lý nước thải y tế tiếp theo là MBR. Đây là công nghệ mới kết hợp giữa vi sinh xử lý nước thải và màng lọc. Màng lọc MBR có cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một tấm lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ mà vi sinh không có thể xuyên qua. Màng lọc MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.

Trong bể sinh học được gắn các tấm màng MBR, tại bể này có cấp khí cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Sau đó nước trong sẽ được hút qua màng MBR. Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoạt tính hoàn toàn bị dính lại tại bề mặt màng. Song song đó, chỉ có nước sạch mới qua được màng, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn. Chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định và đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.

Ưu điểm:

  • Thiết kế theo công nghệ MBR tiết kiệm được không gian do không cần bể lắng và bể khử trùng.
  • Phù hợp dùng cho những công trình nước thải có quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám, phòng nha.
  • Ngoài ra công nghệ này giúp quá trình vận hành, kiểm soát hệ thống xử lý nước thải phòng khám trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, định kỳ phải vệ sinh tấm lọc để đảm bảo tấm lọc không bị tắc nghẽn.
Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả
Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBR trong xử lý nước thải y tế.

Công nghệ xử lý nước thải y tế: Kết hợp AAO – MBR

Ngoài các công nghệ xử lý nước thải y tế riêng biệt ứng dụng đối với từng cơ sở y tế, hiện nay nhiều bệnh viện mới đã sử dụng công nghệ xử lý nước thải y tế bằng phương pháp kết hợp AAO – MBR.

Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả
Quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế bằng phương pháp kết hợp AAO – MBR.

Nước thải đầu vào qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, tránh làm nghẹt bơm khi đi qua máy bơm. Rác tại đây sẽ được định kỳ thu gom về ngắn chứa rác để đem đi xử lý cùng với các chất thải rắn khác. Dòng nước thải sẽ chảy đến hố thu gom. Tại đây nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa có tác dụng ổn định và điều hòa lưu lượng của dòng chảy và nồng độ các chất thải có trong nước thải. Máy thổi khí liên tục thổi vào giúp xáo trộn dòng nước. Sau đó, nước thải sẽ đi vào cụm bể AAO, đầu tiên là bể UASB.

Nước thải sau khi xử lý qua cụm bể AAO, sẽ đến bể màng MBR, với kích thước các lỗ màng cực nhỏ, các vi sinh vật sẽ bị giữ lại, dòng nước sẽ chạy đến bể khử trùng.

Bể khử trùng có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh còn sót lại trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải thải ra ngoài môi trường phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm diện tích xây dựng.
  • Chất lượng nước thải được xử lý ổn định.
  • Hệ thống vận hành tự động và có khả năng nâng cao công suất.

Công nghệ xử lý nước thải y tế: Sinh học nhỏ giọt

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt áp dụng các lớp vật liệu đệm sinh học để phân tích nước thải thành nhiều mảng nhỏ, sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí. Toàn bộ quy trình xử lý nước thải y tế này được diễn ra trong môi trường khép kín không cần dùng máy bơm sục.

Phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho nước thải sản sinh ra từ trường học, bệnh viện, trạm y tế và các phòng khám nói chung, thích hợp với các loại nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm ở mức độ vừa phải.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả xử lý tối ưu.
  • Dễ thi công, dể lắp đặt, dễ dàng vận hành.
  • Hệ thống ít gây ra tiếng ồn.
  • Hao tốn ít điện năng.
  • Không cần cấp khí cưỡng bức.
Xử lý nước thải y tế: 4 công nghệ được đánh giá là có hiệu quả
Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt.

Nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ tất cả các chất rắn có kích thước lớn và chảy vào hồ thu. Từ hồ thu nước thải sẽ chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các quá trình xử lý tiếp theo. Trong bể điều hòa có lắp đặt vị trí phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải và ngăn ngừa hiện tượng phân hủy chất hữu cơ gây các mùi khó chịu.

Nước từ bể điều hòa qua thiết bị keo tụ. Ở đây sẽ được thêm thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Khi đã keo tụ để tăng kích thước thì nước thải sẽ chảy vào bể lắng. Các cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy của bể và chuyển đến bể phân hủy bùn.

Nước thải từ bể lắng được chuyển đến bể xử lý sinh học hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải khi đi xuống sẽ tiếp xúc với vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí. Các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy, còn bùn sẽ ở lại khe của vật liệu lọc. Cuối cùng nước sẽ được đẩy sang bể thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và được bơm hút xả về bể phân hủy bùn.

Khi nước trong và được tách bùn hoạt tính sẽ chảy vào bể khử trùng. Ở đây nước thải được trộn với hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trước khi cả nước ra bên ngoài. Bùn từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính đều được đưa đến bể phân hủy bùn. Tại đây dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác.

Trên đây là 4 công nghệ xử lý nước thải y tế được đánh giá cao về tính hiệu quả, đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nếu hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp vấn đề khiến cho nước thải đầu ra không đạt chuẩn, hãy liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám