Ô nhiễm môi trường: Thực trạng và hậu quả báo động

Các tác động của ô nhiễm môi trường đến con người, hệ sinh thái và nền kinh tế ngày càng nghiêm trọng, vượt mức báo động. Cùng BIOGENCY điểm qua bức tranh thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay cũng như những hậu quả mà chúng ta đã và đang phải đối mặt.

Ô nhiễm môi trường: Thực trạng và hậu quả báo động

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Cụm từ “ô nhiễm môi trường” được nhắc đi nhắc lại liên tục trong những năm trở lại đây là minh chứng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, mang tính chất cấp bách. Để dễ hình dung thực trạng ô nhiễm, chúng ta sẽ dựa vào các số liệu tương ứng với 3 loại hình ô nhiễm phổ biến hiện nay ở nước ta.

– Ô nhiễm môi trường nước:

Chỉ tính ở Hà Nội, mỗi ngày có 350.000 – 400.000 m3 lượng nước thải và 1.000 m3 rác thải bị thải trực tiếp ra sông ngòi, tuy nhiên chỉ có 10% trong số đó đã qua xử lý. Ở TP. Hồ Chí Minh đơn cử như khu công nghiệp Thành Lương mỗi ngày có đến 500.000 m3 nước thải được thải ra. Theo thống kê của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường, tại Việt Nam có đến 17 triệu người sống đang sử dụng nguồn nước không an toàn chưa được xử lý như nước mưa, nước ngầm,…

Ô nhiễm môi trường: Thực trạng và hậu quả báo động
Chỉ 10% lượng nước thải thải ra môi trường đã qua xử lý.

Mỗi năm nước ta có đến gần 9.000 người từ vong, khoảng 20.000 người phát hiện mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Có đến 21% người dân Việt Nam đang phải dùng nguồn nước nhiễm Asen một hoạt chất có thể gây ung thư.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm từ nước thải đô thị: Vấn đề lớn cần quan tâm

– Ô nhiễm không khí:

Theo EPI của Mỹ, Việt Nam nằm ở top 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất  khu vực Châu Á. Tính đến tháng 5/2024, Hà Nội xếp vị trí thứ 35 trên tổng 200 quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới.

– Ô nhiễm môi trường đất:

Theo Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở các khu vực đô thị đông dân cư đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm đáng lo ngại, chủ yếu do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với con người

Ô nhiễm môi trường không còn là câu chuyện khiến con người cảm thấy khó chịu với khói bụi, tiếng ồn, thời tiết khắc nghiệt, đối mặt với thiên tai,… mà nó đã và đang âm thầm tàn phá sức khỏe con người. Nguồn nước nhiễm kim loại nặng, không khí ô nhiễm, tia bức xạ, hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp xâm nhập vào chuỗi thức ăn, tích tụ trong cơ thể, gây ra các căn bệnh nghiêm trọng với mức tăng chóng mặt.

  • Hơn 80% các bệnh ung thư liên quan đến môi trường sống.
  • Tổ chức WHO dự đoán sẽ có thêm 35 triệu ca ung thư mỗi năm vào 2050, tức tăng 77% so với năm 2022.
  • Thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có 37 làng ung thư, trong đó có đến 10 làng ung thư có nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
  • Ước tính 12000 ca tử vong sớm và 48.000 ca bệnh tim thiếu máu cục bộ mới mỗi năm ở châu Âu do tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn.
  • Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health, 4 triệu trẻ em bị hen suyễn hàng năm do ô nhiễm không khí từ ô tô và xe tải, tương đương với 11.000 trường hợp mới mỗi ngày.
Ô nhiễm môi trường: Thực trạng và hậu quả báo động
Số lượng người mắc ung thư ngày một tăng.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, làm sao để giải quyết?

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với sự đa dạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và nhiều loài đặc hữu. Tuy nhiên tác động của ô nhiễm môi trường đã làm cân bằng sinh thái nghiêm trọng.

Số lượng các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa tăng từ 906 loài (2007) tăng lên 1.211 loài (2020) gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật. Trong đó có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật với nguồn gen tự nhiên rất quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Đặc biệt đối với các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn vùng biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm từ các loại rác thải, rác thải nhựa, chất thải rò rỉ từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tràn dầu từ các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái ven sông, ven biển.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế

Ở khía cạnh kinh tế, ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không hề nhỏ. Đất ô nhiễm, năng suất cây trồng giảm sút, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến thực phẩm nhiễm độc, kém chất lượng. Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Biến đổi khí hậu, thiên tai hạn hán, lũ lụt khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu mất trắng, hoạt động phát triển du lịch cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Ô nhiễm môi trường: Thực trạng và hậu quả báo động
Ô nhiễm môi trường là áp lực lớn đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Ô nhiễm môi trường khiến gánh nặng bệnh tật tăng gây thiệt hại kinh tế. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 – 7% GDP).

Ô nhiễm môi trường và những hậu quả mà nó gây ra đã và đang là mối lo ngại hàng đầu đối với nhân loại. Nếu không kịp thời khắc phục, thứ mà con người phải đối diện e rằng không chỉ dừng lại ở những gì kể trên.

>>> Xem thêm: Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường