Tôm bị mủ đuôi: Nguyên nhân và cách xử lý

Tôm bị mủ đuôi là hiện tượng khu vực đuôi tôm sưng to, phồng, chuyển sang màu xám và có dấu hiệu nổi lên nang mủ. Thường gặp ở tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, thiệt hại kinh tế. Bà con cần chủ động trang bị kiến thức phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời khi tôm gặp phải tình trạng này. Hãy cùng BIOGENCY tham khảo chi tiết hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Tôm bị mủ đuôi: Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân tôm bị mủ đuôi

Tôm bị mủ đuôi là biểu hiện thường thấy khi tôm mắc bệnh về đường ruột như phân trắng, phân đứt khúc, viêm đường ruột,… . Hiện tượng này thường xảy ra ở tôm sau 1 tháng thả, phổ biến ở giai đoạn 60-90 ngày tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh về đường ruột tôm khiến tôm bị mủ đuôi, có thể kể đến như:

  • Tôm bị tấn công bởi nhóm vi khuẩn Vibrio spp tấn công vào đường ruột, phá huỷ thành ruột, gây hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng, đứt khúc, trống ruột.
  • Tôm nhiễm ký sinh trùng hai roi Gregarine (ký sinh trong ống tiêu hoá của hầu hết các loại tôm) gây nghẽn ruột, tổn thương ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh.
  • Sử dụng thức ăn cho tôm không đảm bảo, nấm mốc, nhiễm khuẩn, chứa độc tố. Hoặc do tôm ăn phải tảo độc (tảo lam) tiết ra độc tố làm tê liệt biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thụ được thức ăn và bị bệnh.
  • Chất lượng nước ao kém, nhiều bọt dơ, tảo tàn, khí độc,… khiến tôm stress, dễ nhiễm bệnh.
  • Thời tiết thất thường mưa nắng kéo dài làm tôm yếu, bỏ ăn, ruột trống, suy giảm chức năng.
Tôm bị mủ đuôi: khu vực đuôi tôm sưng to, phồng, lên nang mủ.
Tôm bị mủ đuôi: khu vực đuôi tôm sưng to, phồng, lên nang mủ.

Khi tôm bị mủ đuôi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tôm bị mủ đuôi thường ít di chuyển hơn. Lúc này, quan sát sẽ thấy sắc tố của tôm thay đổi, không còn sáng bóng như bình thường. Tùy theo tình trạng bệnh tôm mắc phải mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, tôm bị mủ đuôi, bị bệnh đường ruột có tỷ lệ sống thấp, dù không gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn nhưng sẽ làm tôm bị bệnh mãn tính, khó điều trị. Khi tôm bị bệnh, bỏ ăn, còi cọc, yếu ớt sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm bị mủ đuôi sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn.
Tôm bị mủ đuôi sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn.

Cách xử lý và phòng ngừa tôm bị mủ đuôi

Khi phát hiện tôm bị mủ đuôi, bà con cần xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cao. Bà con có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên bà con chỉ sử dụng kháng sinh khi được chỉ định chính xác bằng việc làm kháng sinh đồ.

Tránh sử dụng kháng sinh lung tung khi chưa rõ nguyên nhân, không chỉ lãng phí mà còn tăng nguy cơ tôm tồn dư kháng sinh. Bên cạnh đó cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia để tránh gây sự kháng thuốc ở tôm.

Chỉ sử dụng kháng sinh được chỉ định chính xác khi tôm bị mủ đuôi.
Chỉ sử dụng kháng sinh được chỉ định chính xác khi tôm bị mủ đuôi.

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến, nhất là đối với nuôi tôm thâm canh, mật độ cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Để chủ động phòng ngừa tình trạng tôm bị mủ đuôi nói riêng và bệnh về đường ruột nói chung bà con cần chú ý tuân thủ các biện pháp sau:

– Sử dụng thức ăn chất lượng, cho ăn đúng cách:

Bà con lựa chọn thức ăn đáp ứng đủ dinh dưỡng, đúng giai đoạn, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, độ bền trong nước cao, thức ăn giúp tôm tiêu hoá tốt. Cho tôm ăn đúng liều lượng, thường xuyên kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh liều lượng phù hợp, tránh dư thừa.

Chú ý: Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng khí, tránh hấp thụ nhiệt, ưu tiên dùng thức ăn cũ sử dụng trước, giảm thời gian lưu kho, nếu thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc thì không nên cho tôm ăn.

– Quản lý môi trường ao tôm:

Ao tôm cần được cải tạo và xử lý kỹ trước khi thả tôm. Ao cần phải trang bị đầy đủ thiết bị máy móc, đảm bảo các yếu tố oxy, độ pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ trong,… Diệt các loại tảo độc trong ao, kiểm soát tảo, chú ý ổn định môi trường ao, chủ động đối phó với điều kiện thời tiết thất thường.

Bà con có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C để chủ động làm sạch môi trường ao, tăng hệ vi sinh có lợi, ngăn ngừa tảo độc, khí độc hình thành và phát triển. Kết hợp men vi sinh xử lý đáy ao Microbe-Lift AQUA SA nếu nuôi tôm mật độ cao, lượng thức ăn lớn.

– Bổ sung men vi sinh đường ruột:

Đường ruột tôm là bộ phận nhạy cảm, dễ tổn thương, nhất là trước thời tiết thất thường. Do đó bà con nên bổ sung men vi sinh để chủ động tăng cường đề kháng cho đường ruột tôm. Khi đường ruột khỏe, tôm tiêu hóa thức ăn tốt, hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng, sinh trưởng khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị virus, vi khuẩn tấn công.

Bà con tham khảo men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM, sản phẩm sở hữu đến 4 chủng lợi khuẩn hàng đầu cho đường ruột tôm đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.
Tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.

Tôm bị mủ đuôi là triệu chứng thường xuất hiện khi tôm mắc bệnh đường ruột, bà con cần xác định nguyên nhân từ đó có hướng xử lý hiệu quả. Ngoài ra, cần chủ động phòng ngừa các tác nhân gây bệnh ngay từ đầu vụ.

Nếu bà con có bất cứ băn khoăn nào hoặc cần hỗ trợ tư vấn phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học, khỏe mạnh bền vững, bà con vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514!

>>>Xem thêm: Xử lý nước nuôi tôm quy mô lớn bằng vi sinh có khả thi?

Để lại một bình luận