Muối khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. Bài viết này, cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết về những vai trò của muối khoáng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Muối khoáng là gì?
Muối khoáng là một loại chất vô cơ được thu nhận từ tự nhiên, tồn tại dưới dạng các hợp chất hóa học như natri clorua, canxi cacbonat, sắt sulfat và nhiều dạng khác. Những loại muối này có thể được tìm thấy trong nước biển, các mỏ khoáng dưới lòng đất ở độ sâu 100 mét trong khu vực có nước muối khoáng. Hoặc có thể có nguồn gốc từ các loại thực vật và động vật mà con người tiêu thụ hàng ngày.

Vai trò của muối khoáng trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thuỷ sản, muối khoáng được xem là một trong các nhóm chất rất cần thiết để giúp động vật thủy sản sinh trưởng khỏe mạnh. Hiện muối khoáng được chia thành 2 nhóm chính là nhóm vi lượng (Cu, Fe, Mn, Ni,…) và nhóm đa lượng (Ca, P, Cl, Na, Mg). Mỗi khoáng chất có vai trò khác nhau, do đó có thể liệt kê những chức năng chính của muối khoáng đối với động vật thuỷ sản gồm:
- Là thành phần cấu tạo của cơ thể, tham gia cấu tạo khung cơ thể.
- Là thành phần cần thiết để duy trì chức năng sinh lý bình thường.
- Là nhóm chất xúc tác cho các phản ứng sinh hoá.
- Là thành phần duy trì chức năng sinh lý.
- Là chất dẫn truyền thần kinh.
- Một số nguyên tố là thành phần cấu tạo hormon giúp cơ thể thích nghi điều kiện bên trong và bên ngoài.
- Là thành phần cấu tạo máu (Hemoglobin, hemocyanin).
Một số loại muối khoáng cần thiết phổ biến đối với động vật nuôi thủy sản
Đối với động vật thuỷ sản, các loại muối khoáng sau được xem là vô cùng cần thiết và không thể thiếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Canxi (Ca): Là khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành xương ở cá, hình thành vỏ ở tôm. Đồng thời, tham gia vào quá trình lột xác ở các động vật giáp xác, thiếu hụt canxi dẫn đến tình trạng khó lột xác, vỏ mềm, chậm lớn. Canxi cũng tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu. Những loại muối Canxi được dùng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản là Canxi Lactate (C6H10O6), Tri Canxi Phosphate (Ca3(PO4)2), Canxi Cacbonate (CaCO3).
- Photpho (P): Là chất khoáng cấu thành hợp chất cao năng Adenosine Triphosohate (ATP), Phospholipid, AND, ARN và một số coenzyme. P tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, phát triển, sinh sản và duy trì ổn định pH trong cơ thể của động vật thuỷ sản. Khi tôm, cá thiếu P sẽ giảm sinh trưởng, giảm lượng nước trong cơ thể và P trong máu, đồng thời khiến tôm bị mềm vỏ, ăn yếu. Những loại muối Photpho được sử dụng phổ biến là KH2PO4, NaH2PO4…
- Magie (Mg): Là khoáng chất cần thiết với vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hoá và một số hệ thống enzyme. Trong gan, Mg tham gia vào việc tăng hoạt lực biến dưỡng. Nếu thiếu Magie, tôm cá thường sẽ ăn kém, lờ đờ, khả năng chết cao. Những loại muối Magie được dùng phổ biến là MgSO4.7H2O, K2SO4.2MgSO4.
- Kali (K): Là thành phần quan trọng hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu Kali tôm, cá sẽ có biểu hiện bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp, biếng ăn và thậm chí là chết. Muối Kali được sử dụng phổ biến là Potassium DiFormate (C2H3KO4).
- Đồng (Cu): Là thành phần cấu tạo nên Hemocyanin – một loại Protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy trong huyết tương của động vật chân đốt và động vật thân mềm, điển hình như tôm. Hemocyanin cũng được xem là góp phần quan trọng trong việc hình thành nên sắc tố Melanin cho tôm, giúp tôm bóng đẹp mà bắt mắt. Khi lượng Đồng trong máu và gan tụy giảm sẽ khiến tôm sinh trưởng chậm, chức năng gan tụy cũng hoạt động kém đi và khiến tôm, cá dễ nhiễm bệnh. Loại muối Đồng được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản là Đồng (II) Sulfat – CuSO4.
- Kẽm (Zn): Kẽm giúp tăng khả năng vận chuyển CO2 trên động vật thuỷ sản, kích thích tiết axit chlohyride (HCl). Thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, giảm khả năng sinh sản. Loại muối Kẽm phổ biến dùng trong nuôi trồng thuỷ sản là Kẽm Sulfat – ZnSO4.
- Sắt (Fe): Sắt giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu sắt tôm, cá sẽ giảm lượng hồng cầu, gan vàng, chậm tăng trưởng, sử dụng thức ăn kém.
Lưu ý khi sử dụng muối khoáng trong nuôi trồng thuỷ sản
Muối khoáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhu cầu về khoáng cho động vật thuỷ sản sẽ tùy thuộc vào thành phần, hàm lượng khoáng trong thức ăn, nồng độ khoáng trong môi trường nước và tình trạng dinh dưỡng trước đó.
Các loài thuỷ sản có thể hấp thụ khoáng, bài tiết khoáng trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể. Hoặc thông qua bổ sung vào thức ăn, thay đổi theo sự điều hoà áp suất thẩm thấu và hàm lượng muối.
Chẳng hạn, khi nuôi tôm ở vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường ngoài, tôm sẽ lấy nước tự động thông qua mang và ruột. Tuy nhiên, tôm sẽ khó khăn khi lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước, do đó cần bổ sung trực tiếp vào thức ăn. Với môi trường độ mặn cao thì không cần bổ sung Ca,…
Do đó, bà con cần xác định điều kiện môi trường ao nuôi và nhu cầu của tôm, cá theo từng giai đoạn phát triển để bổ sung khoáng với liều lượng phù hợp. Đồng thời, bà con cần tìm hiểu về các sản phẩm khoáng cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất khi dùng.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những thông tin hữu ích, vai trò của muối khoáng trong nuôi trồng thuỷ sản, Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bà con hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!
>>>Xem thêm: Khoáng tạt cho tôm là gì? Công dụng và cách dùng khoáng tạt.