Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng men vi sinh là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp tin dùng vì có khả năng xử lý được nồng độ chất ô nhiễm cao. Men vi sinh giúp xử lý nước thải dệt nhuộm như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết sau.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm

Công nghiệp dệt nhuộm là một trong những nguyên nhân lớn gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường lớn trên thế giới. Do đó, pháp luật về môi trường thường bắt buộc các nhà máy dệt nhuộm phải xử lý chất thải này trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm.

Nước thải dệt nhuộm được phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất dệt nhuộm, thường có các đặc trưng:

  • Giá trị pH cao.
  • Nồng độ chất rắn lơ lửng, Clorua, Nitrat, kim loại như Mangan, Natri, Chì, Đồng, Crom, Sắt và giá trị BOD và COD cao.

Nồng độ của các chất gây ô nhiễm thay đổi theo nguồn nước thải. Các giai đoạn hoạt động khác nhau sẽ dẫn đến thành phần của nước thải cũng khác nhau. Sự khác biệt về thành phần là do sự thay đổi trong quy trình, loại vải được sản xuất và máy móc sử dụng.

Các ngành dệt may đòi hỏi nhu cầu cao về nước cho các quy trình sản xuất khác nhau. Việc xả thải từ các quy trình sản xuất này gây ra thiệt hại cho môi trường do các loại chất gây ô nhiễm mà nó mang theo. Tác động môi trường đáng chú ý nhất là tiêu thụ nước và xả nước thải (115–175kg COD/tấn thành phẩm, nhiều loại hóa chất hữu cơ, màu, độ mặn và khả năng phân hủy sinh học thấp).

Dưới đây là bảng phân tích các thành phần ô nhiễm trong nước thải đầu vào của một nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm:

Chỉ tiêu Nồng độ đầu vào
(Ghaly et al. (2014))
Nhiệt độ (°C) 35 – 45
pH (–) 6 – 10
Độ màu (Pt–Co) 50 – 2500
COD (mg/l) 150 – 12,000
BOD (mg/l) 80 – 6000
TSS (mg/l) 15 – 8000
TDS (mg/l) 2900 – 3100
TN (mg/l) 70 – 80
Phosphate (mg/l) < 10

So sánh 2 phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm: Hóa lý và Sinh học

Việc loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải dệt nhuộm trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết. Phương pháp sử dụng có thể là: Vật lý, hóa học, sinh học hoặc kết hợp cả 3 phương pháp trên.

Yếu tố tham chiếu Phương pháp hóa lý Phương pháp sinh học
Công nghệ sử dụng
Đặc điểm của phương pháp
  • Sinh bùn nhiều
  • Chi phí điện cao
  • Thời gian phân hủy ngắn
  • Tiêu tốn nhiều hóa chất
  • Các sản phẩm ô nhiễm thứ cấp
  • Gây nguy hiểm nếu không được bảo hộ và thực hiện an toàn lao động
  • Thân thiện với môi trường
  • Chi phí duy trì thấp
  • Tạo ra ít bùn thải
  • Tạo ra các chất thứ cấp không gây ô nhiễm
  • Thời gian phân hủy dài

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm hàng đầu hiện nay, được hầu hết các nhà máy dệt nhuộm sử dụng để xử lý nước thải. Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật để xử lý chất ô nhiễm.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi sinh vật.

Những đặc điểm của men vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm:

  • Chứa các chủng vi sinh vật chuyên dùng trong xử lý nước thải dệt nhuộm, do đó sẽ mang lại hiệu suất xử lý cao.
  • Phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, cắt mạch các hợp chất gây màu.
  • Chứa các chủng vi sinh vật ưa nhiệt, chịu được nhiệt độ cao.
  • Khả năng chịu độ mặn lên tới 40‰.

Ứng dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Là một đơn vị chuyên cung cấp các Giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, Biogency đã tư vấn và đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm thành công với Men vi sinh Microbe-Lift IND – Sản phẩm được phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) và được nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Biogency.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
Men vi sinh Microbe Lift IND.

Để sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift IND đạt hiệu quả tối ưu nhất, cần khảo sát, đánh giá hệ thống nước thải và đưa ra phương án theo ba bước sau:

Bước 1: Kiểm tra lại các thông số vận hành hệ thống như: pH, DO, nhiệt độ, BOD, COD, TN, Amonia

Ở bước này, với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm của Biogency sẽ hỗ trợ Quý khách hàng khảo sát trực tiếp tại hệ thống và kiểm tra các thông số cần thiết.

Bước 2: Chọn phương án xử lý thích hợp

Đội ngũ kỹ thuật của Biogency sẽ đưa ra các đánh giá về hiện trạng sau khi khảo sát thực tế và đề xuất phương án xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Ví dụ:

  • Đối với vấn đề bùn khó lắng: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND trong 02 tuần, chú trọng tỷ lệ dinh dưỡng C:N:P và pH của nước tại bể Aerotank.
  • Đối với vấn đề vượt chỉ tiêu Amonia: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift N1 trong 02 tuần, chú trọng pH, độ kiềm và DO.

Bước 3: Duy trì một lượng rất nhỏ men vi sinh Microbe-Lift để ổn định hiệu suất xử lý cụm sinh học và ngăn ngừa sốc tải

Liều lượng sử dụng thấp, mật độ vi sinh cao với tỷ lệ sống sót trên 99%, hiệu suất xử lý sinh học của trạm xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ được nâng cao từ 30 – 50% so với các dòng vi sinh thông thường khác trên thị trường.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
Vi sinh của Microbe-Lift phát triển cực tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, độ màu cao của nước thải dệt nhuộm.

Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học với men vi sinh đến từ Biogency đã được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn và thành công. Tùy thuộc vào hiện trạng, mức độ ô nhiễm của nước thải mà chuyên viên kỹ thuật của Biogency sẽ đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất cho Quý khách hàng. Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải dệt nhuộm 4.000m3 tại Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành