Tôm hiện là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, cũng không ít bà con phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, Biogency xin thông tin đến bà con 3 loại bệnh ở tôm thẻ chân trắng thường gặp và cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
Bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và phân trắng
– Nguyên nhân xảy ra bệnh:
Khi tôm bị viêm ruột, xuất huyết đường ruột và xuất hiện hiện tượng phân trắng là do tôm bị nhiễm trùng đường ruột và thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin C.
Ngoài ra, cũng có thể do tôm bị ngộ độc do ăn phải tảo tàn và các tác nhân khác, kim loại nặng hoặc do các yếu tố môi trường xấu (hàm lượng oxy, nồng độ muối thấp, nhiệt độ nước ao thay đổi đột ngột, trong nước ao nuôi có độc tố do một số tảo tiết ra khi vào ruột tôm làm tấy đỏ thành ruột và ức chế chức năng gan tụy).
– Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, từ tôm giống đến tôm trưởng thành làm cho tôm mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng rồi tử vong.
- Đối với tôm bị bệnh thường lờ đờ, vỏ có màu xanh nhạt, dưới vỏ có nhiều đốm màu nâu, hơi vàng.
- Khả năng tiêu hóa của ruột và gan tụy giảm sút nghiêm trọng làm tôm giảm ăn, chậm lớn, dễ bị sốc.
- Trong ruột tôm có nhiều vi sinh vật tạp khuẩn.
– Phòng bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và phân trắng ở tôm thẻ chân trắng:
- Sử dụng men tiêu hóa để tăng cường đường tiêu hóa, tạo khả năng cho ruột tôm hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
- Làm sạch đáy ao, giảm thiểu các khí độc và độc tố do môi trường bị ô nhiễm.
- Sử dụng men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Đối với tôm thịt ngay sau khi thả post xuống ao nuôi, trộn liều dùng 1gr/ 1kg thức ăn men tiêu hóa Microbe-Lift DFM.
Bệnh cụt râu, mòn đuôi
– Dấu hiệu nhận biết:
Xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh này dễ nhận biết khi thấy tôm bị mòn đuôi, cụt râu.
Hình 2. Tôm bị cụt râu, mòn đuôi – Bệnh ở tôm thẻ chân trắng.
– Phòng bệnh cụt râu, mòn đuôi ở tôm thẻ chân trắng:
- Giữ nền đáy sạch trong suốt quá trình ương nuôi. Dùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA tăng cường sục khí để tăng oxy hòa tan và đồng đều oxy giữa các tầng nước.
- Dùng mật rỉ đường bón xuống ao (1 – 3ppm) để cân bằng lượng Cacbon và Nitơ trong ao, giúp vi sinh vật có lợi hoạt động tốt, khử được các chất hữu cơ dư thừa.
- Nếu ao bị bệnh có thể dùng Iotdine liều 1 lít/ 1000 m khối nước lúc buổi tối hoặc BKC liều 1l/1000 mét khối lúc trời nắng và chạy quạt mạnh. Sau 2 ngày cấy lại vi sinh liều gấp đôi khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bệnh đốm đen
– Nguyên nhân xảy ra bệnh:
Tác nhân gây ra bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas.
– Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi từ 2 – 3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, vi khuẩn thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm. Tôm bị bệnh sẽ rất yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết.
– Phòng trị bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng:
- Khi tôm bị bệnh nên thay dần nước ao. Xem ngay: Hướng dẫn thay nước cho ao nuôi tôm >>>
- Diệt khuẩn mạnh bằng BKC liều 1 lít/ 1000 m3 nước lúc trưa nắng chạy quạt mạnh, nhằm mục đích diệt khuẩn và kích cho tôm lột để sạch đốm đen. Sau đó, cấy lại vi sinh Microbe-Lift AQUA C, AQUA SA và kiểm soát lượng thức ăn đưa xuống ao tránh dư thừa thức ăn.
Hy vọng với những thông tin mà BIOGENCY chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con biết được nguyên nhân phát sinh bệnh ở tôm thẻ chân trắng và cách phòng, trị bệnh hiệu quả, giúp bà con nuôi tôm an toàn và đạt năng suất. Để tìm hiểu về các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C – Xử lý nước, Microbe-Lift AQUA SA – Xử lý nhớt bạt và Microbe-Lift AQUA N1 – Xử lý khí độc (NO2, NH3) chuyên dùng cho ao nuôi thủy sản, bà con có thể liên hệ đến hotline 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết nhất!
>>> Xem thêm: Nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh? Mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?