Tôm thẻ bị bệnh, mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?

Có bao giờ bà con có thắc mắc rằng với sự phát triển của nghề nuôi tôm như hiện nay thì bệnh trên tôm thẻ chân trắng diễn biến như thế nào? Vì khi hiểu về nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh, dấu hiệu bệnh lý của tôm thì mới biết được cách phòng bệnh và trị bệnh hiệu quả.

Tôm thẻ bị bệnh, mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?

Bệnh ở tôm thẻ chân trắng là gì?

Hiện nay nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang trong một giai đoạn phát triển mới, rất nhiều vùng nuôi đã chuyển đổi công nghệ nuôi từ quảng canh cải tiến sang thâm canh công nghệ cao nhằm kiểm soát tốt nhất môi trường ao nuôi và dịch bệnh, phù hợp với chiều hướng dịch bệnh càng ngày càng diễn biến phức tạp và khó phòng ngừa.

Tôm thẻ bị bệnh, mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?
Tôm chết do bệnh gan tụy cấp tính.

Bệnh ở tôm chính là một sự bất thường nào đó trong cấu tạo hay chức năng của cơ thể của tôm mà có thể gây ra những tác hại về mặt sinh lý cho tôm. Nếu các tác hại vượt qua ngưỡng chiụ đựng thì tôm sẽ yếu đi và chết.

Ví dụ: Tôm bỏ ăn, tôm bơi lờ đờ, tôm tấp mé….. là dấu hiệu tôm bị bệnh.

Nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh

Bất kì loại bệnh nào xảy ra gây tác hại đến tôm đều có nguyên nhân. Khi hiểu rõ nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh và cơ chế gây bệnh cho tôm bà con mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến tôm thẻ bị bệnh bà con cần lưu ý:

– Do sinh vật gây bệnh:

Các loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm như:

  • Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp EMS.
  • Baculovirus gây bệnh đốm trắng.
  • Parvovirus gây bệnh IHHNV, nấm…

Chúng có trong môi trường nước ao nuôi, bùn đáy, tôm giống hoặc ngoài môi trường lây nhiễm vào là nguyên nhân gây bệnh hoặc chờ cơ hội để gây ra bệnh cho tôm.

– Do các yếu tố môi trường:

Khi các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy, độ kiềm, khoáng chất, tảo độc phát triển… trong ao nuôi quá xấu, vượt ngưỡng chịu đựng của tôm sẽ gây sốc và làm suy yếu sức khỏe của tôm, tạo điều kiện cho các mầm bệnh tấn công. Đây là một trong những nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh khó kiểm soát của nhiều bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ bị bệnh, mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?
Môi trường nước ao nuôi quá xấu là nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh.

– Do tôm thiếu dinh dưỡng:

Cho tôm ăn không đủ hay thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết làm cho sức khỏe tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và sự thay đổi môi trường kém là nguyên nhân làm cho tôm thẻ chân trắng bị bệnh.

Điều kiện để phát sinh bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng kém:

Trong ao nuôi tôm luôn có tác nhân gây bệnh, nhưng bệnh có xuất hiện hay không tùy thuộc vào sức đề kháng của đàn tôm.

  • Nếu đàn tôm khỏe, sinh trưởng phát triển nhanh, đường ruột tốt, màu sắc tươi sáng, lột đồng loạt và đúng thời gian sẽ có sức đề kháng cao, ít mẫn cảm với các yếu tố gây bệnh. Vì khi tôm bị cảm nhiễm mầm bệnh nhưng sức đề kháng tốt, bệnh sẽ không xảy ra.
  • Nếu đàn tôm yếu, hoạt động bắt mồi kém, đường ruột xấu, màu sắc thay đổi khác với bình thường, chu kì lột kéo dài, khó làm vỏ, bị mềm vỏ. Đàn tôm có thể mẫn cảm hơn với mầm bệnh. Khi đàn tôm bị cảm nhiễm mầm bệnh và bệnh lý sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Môi trường ao nuôi tôm bị nhiễm bẩn:

  • Nếu môi trường ao nuôi tôm bị ô nhiễm, thức ăn dư thừa, tảo phát triển quá mức, các yếu tố chỉ tiêu môi trường thay đổi liên tục thì các loại vi khuẩn, nấm… sinh sản rất nhanh và tăng khả năng gây bệnh.
  • Nếu môi trường nuôi sạch, ít ô nhiễm, khi sử dụng vi sinh xử lý môi trường tốt. Các chỉ tiêu môi trường ít biến động sẽ kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm… ngăn chặn chúng không có cơ hội để gây bệnh.

Bệnh trên tôm thẻ chân trắng chỉ xảy ra khi đầy đủ 3 nhân tố: Môi trường + Mầm bệnh + Vật chủ, nếu thiếu một trong ba nhân tố trên thì tôm không thể bị mắc bệnh.

Tôm thẻ bị bệnh, mọi chuyện có phải là do tự nhiên hay không?
Mối quan hệ giữa môi trường, mầm bệnh và vật chủ cộng lại là nguyên nhân làm cho tôm thẻ bị bệnh.

Phòng ngừa bệnh cho tôm như thế nào?

Để đàn tôm ít mang mầm bệnh và dấu hiệu bệnh lý không xảy ra trong ao tôm, bà con cần phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:

  • Ngăn chặn sự xâm nhập và kìm hãm các tác nhân gây bệnh trông môi trường ao nuôi như: Chắn cua còng, chim cò, hạn chế người ra vào farm nuôi và khử khuẩn các thiết bị xe cộ ra vào farm nuôi.
  • Tăng cường nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung các loại thức ăn, khoáng chất, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Quản lý môi trường tốt, khống chế khí độc và tảo phát sinh quá đà bằng cách sử dụng vi sinh chất lượng cao AQUA C, AQUA SA, AQUA N1 để ổn định các chỉ tiêu môi trường theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tôm thẻ bị bệnh là vấn đề đau đầu của hầu hết bà con nuôi tôm vì xác định nguyên nhân tôm thẻ bị bệnh và tìm ra phương pháp xử lý không phải là chuyện dễ dàng. Hơn nữa, nếu không thực hiện nhanh, có thể gây ảnh hưởng đến cả ao tôm. Do đó, Biogency vẫn khuyến khích bà con nên phòng ngừa bệnh cho tôm hơn là để tôm bệnh rồi tìm cách chữa trị.

Với các dòng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C – Xử lý nước, Microbe-Lift AQUA SA – Xử lý nhớt bạt và Microbe-Lift AQUA N1 – Xử lý khí độc (NO2, NH3) mà Biogency cung cấp sẽ giúp bà con ổn định tốt nhất môi trường ao nuôi tôm, giúp tôm phát triển khỏe, ít sinh bệnh, đồng thời tôm lớn nhanh và cho năng suất cao. Liên hệ 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Tôm chết trong nhá báo hiệu điều gì? Cách xử lý