Công nghệ xử lý nước thải MBR được xem là một công nghệ phổ biến và được áp dụng trong nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu về nó cũng như những ưu nhược điểm mà nó mang lại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Công nghệ xử lý nước thải MBR là gì?
Công nghệ xử lý nước thải MBR (tên đầy đủ là Membrane Bioreactor) là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, sử dụng phương pháp xử lý nước thải sinh học kết hợp kỹ thuật tách sinh khối bằng cách sử dụng màng lọc MF/UF với kích thước lỗ xốp từ 0,1 – 0,4µm. Quá trình sinh học này có thể kết hợp với công nghệ kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí (AAO, AO) tùy theo yêu cầu xử lý hoặc xử lý chất hữu cơ triệt để cả chất dinh dưỡng (N, P).
Hình 1. Sơ đồ quy trình xử nước thải bằng công nghệ MBR.
Vi sinh vật trong công nghệ xử lý nước thải MBR cũng tương tự như trong bể bùn hoạt tính hiếu khí. Nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ xử lý nước thải MBR lại tách vi sinh vật bằng màng.
Vì kích thước lỗ màng trong công nghệ MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh trong bể cao, từ đó sẽ làm tăng hiệu suất xử lý và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ được bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Hình 2. Một số hình ảnh về công nghệ xử lý nước thải MBR đang được áp dụng hiện nay.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR
Đặc điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR là công nghệ này hoạt động với thời gian lưu bùn (SRT) dài, MLSS cao và tỷ lệ F/M thấp. Công nghệ MBR được đánh giá là một phương pháp xử lý nước thải hữu ích và được sử dụng phổ biến vì những ưu điểm mà nó mang lại:
- Chất lượng nước sau khi xử lý không phụ thuộc vào quá trình lắng, bùn MBR có khả năng Nitrat hóa cao hơn so với quy trình bùn hoạt tính thông thường, vì vi khuẩn cần thời gian lâu hơn để xử lý Nitrat hóa (SRT lâu, F/M thấp).
- Kích thước bông bùn trong bùn MBR nhỏ, cho phép chuyển hóa nhiều chất dinh dưỡng và oxy hơn.
- Sự hiện diện của các màng trong MBR ngăn chặn vi sinh vật Nitrat hóa bị rửa trôi khi SRT ngắn và HRT MBR tạo ra ít bùn hơn.
- Quá trình MBR có thể xử lý tải lượng ô nhiễm cao hơn (từ 2,5 đến 3 lần so với tải trọng ô nhiễm CAS).
- Giảm diện tích của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải đến 50% so với các quy trình xử lý thông thường khác.
- Chọn lọc nhiều bước của quy trình CAS như: Lắng thứ cấp, cô đặc bùn và các giải pháp khác để loại bỏ triệt để BOD, SS.
- Hiệu quả xử lý của vi sinh vật rất cao, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, không sử dụng hóa chất khử trùng.
- Ít tốn năng lượng tiêu thụ.
- Chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn, nước sau quá trình MBR có thể được tái sử dụng cho nhiều mục đích như tưới tiêu, nhà vệ sinh…
Hình 3. Một số loại màng lọc sinh học trong công nghệ xử lý nước thải MBR.
Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR
Công nghệ xử lý nước thải MBR cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định liên quan đến chất lượng màng lọc, chi phí và tay nghề của kỹ sư vận hành:
- Chi phí đầu tư ban đầu để sử dụng công nghệ này khá cao. Và kèm với đó, chi phí vận hành cũng sẽ khá tốn kém nếu chất lượng màng không tốt, gây tắc màng trong quá trình xử lý nước thải.
- Thao tác làm sạch màng phức tạp, đòi hỏi người vận hành hệ thống phải có tay nghề cao để vận hành hệ thống nếu màng lọc không áp dụng chế độ làm sạch tự động (cả bằng sục khí hoặc bằng dung dịch hóa chất).
Những nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR sẽ được loại bỏ nếu nhà vận hành hiệu rõ về công nghệ này cũng như nguyên lý hoạt động và cách vận hành của nó.
—
Áp dụng công nghệ MBR vào xử lý nước thải là một trong những phương pháp hiệu quả giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn theo quy định. Để được tư vấn chi tiết hơn về công nghệ xử lý nước thải MBR cũng như các giải pháp sinh học giúp tăng hiệu suất xử lý của công nghệ này, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi động hệ thống Xử lý nước thải chung cư (Công suất 500 m3/ ngày.đêm)