Vì sao nước thải nhiễm mặn khó xử lý? Cách xử lý nào sẽ mang lại hiệu quả?

Nước thải nhiễm mặn thường gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho kỹ sư vận hành, vì sao lại như vậy? Có những cách nào để xử lý nước thải nhiễm mặn? Và cách xử lý nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên, bạn đọc hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao nước thải nhiễm mặn khó xử lý? Cách xử lý nào sẽ mang lại hiệu quả?

Nước thải nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân dẫn đến nước thải nhiễm mặn

– Nước thải nhiễm mặn là gì?

Nước thải nhiễm mặn là nước thải có nồng độ muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt quá mức tiêu chuẩn theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009 (>300 mg/l).

– Nguyên nhân dẫn đến nước thải nhiễm mặn

Nước thải nhiễm mặn thường xuất hiện từ các nhà máy chế biến thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh đặt ở các vùng đất ven biển, vùng nước nhiễm mặn và sử dụng nguồn nước nhiễm mặn đó để rã đông, rửa nguyên liệu thô, vệ sinh công xưởng.

Nước thải từ các công đoạn này sau khi vào hệ thống xử lý nước thải dường như sẽ giữ nguyên tính chất nhiễm mặn như ban đầu hoặc thậm chí độ mặn còn tăng lên vì bổ sung lượng muối từ nguyên vật liệu chế biến (hải sản tươi sống, đông lạnh,…). Đây là nguyên nhân chính khiến cho nước thải nhiễm mặn.

Nước thải nhiễm mặn có nồng độ muối hòa tan vượt QCVN 01:2009 (>300 mg/l).

Hình 1. Nước thải nhiễm mặn có nồng độ muối hòa tan vượt QCVN 01:2009 (>300 mg/l).

Vì sao nước thải nhiễm mặn khó xử lý?

Khác với các loại nước thải khác như nước thải có COD cao (nước thải công nghiệp sản xuất sơn, hóa chất) hay nước thải có độ màu cao (sản xuất & chế biến cà phê) thì nước thải có độ nhiễm mặn cao rất khó xử lý vì những lý do sau đây:

– Hệ vi sinh vật trong hệ thống rất dễ bị sốc tải, mất hoạt tính dẫn đến giảm hiệu suất xử lý

Trong môi trường nước thải nhiễm mặn, đa số các loại vi sinh đều bị ức chế khả năng hoạt động của chúng. Nồng độ muối bên ngoài tế bào cao dễ dẫn đến hiện tượng tế bào vi sinh vật mất nước do tác động của quá trình Plasmolysis. Hiện tượng này kết hợp với áp suất thẩm thấu (nồng độ muối ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào) làm vi sinh vật mất nước, dẫn đến mất hoạt tính.

Hệ vi sinh bị sốc tải do nước thải nhiễm mặn.

Hình 2. Hệ vi sinh bị sốc tải do nước thải nhiễm mặn.

– Chưa có công nghệ tối ưu để xử lý nước thải nhiễm mặn

Để loại bỏ lượng muối ra khỏi nguồn nước thải thì hiện giờ chưa có công nghệ tối ưu để thực hiện hoặc tốn kém chi phí rất nhiều để vận hành nhưng hiệu quả chưa được kiểm chứng.

4 cách giúp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả

– Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng trao đổi ion

Khi sử dụng phương pháp này thì sẽ loại bỏ được một lượng lớn muối nhờ được lọc qua bể lọc chứa hạt ion hoạt tính. Tại bể lọc, nhờ các hạt ion H+ mà muối hòa tan hoàn toàn thành muối acid.

Tại bể lọc H-Cation, các Cation được khử:

RH + NaCl → RNa + HCl

2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2 + 2H2O.

Tại bể lọc OH-aninon, các hạt Anionit được hấp thụ từ trước khi giai đoạn Anion từ các muối acid như Cl-, SO42-. Khi đó, CO2 được đưa ra ngoài bằng cách làm thoáng trước khi đưa vào bể OH-anionit và đồng thời giải phóng lượng anion OH-.

[An]OH + HCL → [An]Cl + 2H2O.

Nhược điểm của phương pháp trao đổi ion là phải tốn chi phí xây dựng các bể lọc và tiêu hao hóa chất xử lý (hạt Cation).

– Sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (RO- Reverse Osmosis)

Công nghệ RO là một công nghệ lọc nước sử dụng các màng lọc có kích thước siêu nhỏ (0,0001 micromet) để loại bỏ tạp chất và muối.

Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực đẩy, nén của máy bơm tạo ra đẩy các thành phần tạp chất và muối có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hơn. Trong khi đó, các phần tử nước lọt qua các mắt lọc có kích cỡ nhỏ nhờ áp lực dư. Sau khi hoàn thành lọc, nước thải qua lọc ngoài giảm được độ mặn mà còn giảm được các chất rắn lơ lửng bên trong.

Nhược điểm: RO là công nghệ lọc nước tinh khiết, cung cấp nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Áp dụng vào xử lý nước thải với công suất lớn tại các nhà máy thì không hợp lý và gây tốn kém rất lớn.

– Pha loãng nước thải để làm giảm độ mặn

Sử dụng nguồn nước sạch để pha loãng nước thải có độ mặn cao cũng là một cách giúp giảm độ mặn có trong nước thải để áp dụng các phương pháp thông thường để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có bể chứa lớn để chứa nước thải và nguồn nước sạch đủ nhiều để pha loãng nước thải hằng ngày.

– Lựa chọn các chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn để đưa vào bể sinh học

Lựa chọn chủng vi sinh vật hoạt động được trong một độ mặn nhất định là một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả.

Men vi sinh Microbe-Lift là một trong những dòng sản phẩm hiếm hoi trên thị trường Việt Nam có đủ các sản phẩm men vi sinh để xử lý các vấn đề của chất thải mà vẫn chịu được độ mặn lên tới 40‰ (40 phần nghìn) khoảng 4%. Trong đó, điển hình là các sản phẩm Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1Microbe-Lift SA.

  • Microbe-Lift IND: Là sản phẩm men vi sinh chuyên xử lý BOD, COD, TSS ở các môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi; hồi phục hệ vi sinh nhanh (7 ngày) sau sốc tải và có hiệu suất sau 3 tuần, rất phù hợp với các trường hợp hệ vi sinh bị sốc tải do nước thải nhiễm mặn.
  • Microbe-Lift N1: Là dòng sản phẩm chuyên xử lý Nitơ và Amonia trong nước thải, chuyên biệt với hai chủng NitrosomonasNitrobacter.
  • Microbe-Lift SA: Dòng sản phẩm chuyên phân hủy được các hợp chất khó phân hủy như Benzene, Toluene,… giúp tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp ván cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy, tăng khả năng lắng trong hệ xử lý, tăng tốc quá trình phân hủy của lớp bùn đáy…

Men vi sinh Microbe-Lift có khả năng chịu được độ mặn lên tới 40‰.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift có khả năng chịu được độ mặn lên tới 40‰.

Dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được nghiên cứu và sản xuất tại nhà máy Ecological Laboratories (Hoa Kỳ) với hơn 40 năm hoạt động cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Sản phẩm đáp ứng những yếu tố khó xử lý nhất của xử lý nước thải nhiễm mặn mà người vận hàng đang tìm kiếm.


Nước thải nhiễm mặn rất khó để xử lý và vận hành. Lựa chọn đúng phương pháp xử lý thích hợp sẽ giúp việc xử lý nước thải nhiễm mặn trở nên đơn giản và hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn bằng men vi sinh, bạn hãy liên hệ ngay đến cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý ô nhiễm Ngành chế biến thủy sản (Khí thải, Chất thải rắn & Nước thải) bằng Men vi sinh Microbe-Lift