Trong nuôi trồng ao tôm, hiện tượng xuất hiện các bệnh ở đầu tôm rất nguy hiểm và gây thiệt hại nặng đến sản lượng khi thời tiết thay đổi thất thường hay lúc giao mùa. Vì vậy bà con cần phải biết và phòng tránh kịp thời các bệnh ở đầu tôm. Cùng Biogency tìm hiểu về cấu tạo đầu tôm và bệnh thường gặp ở đầu tôm qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo đầu tôm
Cơ thể của tôm sông gồm có 2 phần chính là phần đầu ngực và phần bụng:
- Phần đầu – ngực: Gồm có hai đôi râu, các chân hàm, các chân ngực.
- Phần bụng: Gồm có các chân bụng và tấm lại.
Hình 1. Đầu tôm.
Sau đây là cấu tạo chi tiết phần đầu tôm của 3 loại tôm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao.
Loại tôm | Cấu tạo phần đầu ngực | Cấu tạo phần bụng |
Tôm thẻ chân trắng |
|
Tôm thẻ chân trắng phần đầu bụng có tới 7 đốt:
|
Tôm sú |
|
|
Tôm hùm |
|
|
Loại bệnh ở đầu tôm thường gặp trong quá trình nuôi
– Bệnh đầu vàng – Loại bệnh ở đầu tôm thường gặp và gây nguy hiểm trong quá trình nuôi
Trong quá trình nuôi trồng tôm, bà con dễ dàng nhận biết một số loại bệnh ở đầu tôm thẻ như: bệnh đỏ đuôi (Taura), bệnh virus gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng,… Và đặc biệt bệnh đầu vàng là một trong những bệnh nguy hiểm ở đầu tôm. Khi tôm nhiễm bệnh có thể dẫn đến chết hàng loại rất nhanh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Hình 2. Bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng.
– Nguyên nhân dẫn đến bệnh đầu vàng ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh đầu vàng xảy ra trên tôm thẻ chân trắng do phức hợp Virus gây bệnh đầu vàng YHV (Yellow Head Virus) và Virus gây hội chứng liên quan đến mang GAV (Gill-Associated Virus).
– Dấu hiệu nhận biết khi tôm nhiễm bệnh đầu vàng
Tôm có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở đầu ngực, toàn thân màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa.
Bệnh đầu vàng ở đầu tôm gây tỷ lệ chết cao, có thể chết toàn bộ tôm có trong ao sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh. Bệnh này lây truyền theo đường nằm ngang, Virus từ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi trường, gây ra hiện tượng truyền nhiễm.
– Phòng bệnh đầu vàng ở tôm thẻ chân trắng như thế nào?
Bệnh đầu vàng ở tôm rất nguy hại trong nuôi trồng ao tôm, dẫn đến thiệt hại nặng nề đến sản lượng thu hoạch. Vì vậy bà con cần phòng tránh bệnh bằng những biện pháp thích hợp để tôm được phát triển cho cho năng suất cao. Sau đây là một số phương pháp phòng bệnh đầu vàng ở tôm:
- Vệ sinh đáy ao sau mỗi mùa vụ: Để mùa vụ mới không bị ảnh hưởng bởi mùa vụ trước, bà con nên làm sạch ao nuôi bằng cách nạo vét bùn đáy ao và bón vôi, phơi ao, loại bỏ chất thải đáy ao nuôi. Sau đó dùng các loại men vi sinh làm sạch đáy ao để diệt khuẩn các mầm bệnh và cân bằng sinh học trong ao nuôi tôm trước khi cấp nước.
Hình 3. Cải tạo ao trước khi thả tôm.
- Loại bỏ khí độc ao nuôi tôm: Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là men vi sinh) để xử lý các khí độc NO2 và NH3 trong ao nuôi tôm bởi đặc tính an toàn, khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt, tăng tỷ lệ sống cho tôm.
- Xử lý đáy ao thường xuyên: Trong suốt mùa vụ, bà con cần bổ sung các chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để kiểm soát mầm bệnh. Việc làm này giúp tăng tốc quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, hạn chế các vi sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm.
Để tăng năng suất sản lượng tôm chắc hẳn bà con nuôi trồng thủy hải sản không thể bỏ qua những kiến thức về bệnh ở đầu tôm. Hy vọng với những thông tin ở trên, Biogency đã giúp bà con biết thêm về cấu tạo của đầu tôm và bệnh liên quan đến đầu tôm. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan bạn có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) do đâu?