Ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) do đâu?

Bên cạnh vấn đề về dịch bệnh, con giống,… thì khí độc vẫn là nỗi trăn trở của bà con nuôi tôm. Ao tôm xuất hiện khí độc chính là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, bỏ ăn và nguy hiểm hơn là chết hàng loạt. Tình trạng này thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng và tổn thất cho người nuôi trồng. Vậy khí độc trong ao xuất hiện do đâu? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, H2S, NO2) do đâu?

3 loại khí độc thường gặp trong ao tôm

Có nhiều loại khí độc, tuy nhiên, có 3 loại khí độc thường gặp trong ao nuôi tôm là:  Amoniac (NH3/NH4+), Hydro Sulfua (H2S) Nitrite (NO2-).

  • Amonia (NH3/NH4+): Rất độc, nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ chất thải và xác bã dư thừa của vi sinh vật.
  • Hydro Sulfua (H2S): Rất độc cho tôm, hình thành do vi khuẩn hoạt động trong điều kiện thiếu oxy. Những ao nuôi tôm có bùn màu đen thường có nhiều khí H2S.
  • Nitrit (NO2-): Bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn một của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2, hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nguồn nước cấp vào ao.

Ao tôm xuất hiện khí độc do đâu? Ảnh hưởng của khí độc đến nuôi tôm như thế nào?

– Đối với khí độc Amonia (NH3/NH4+)

Nguyên nhân hình thành: Amonia (NH3/NH4+) là hợp chất rất độc, có nhiều nguyên nhân hình thành Amonia trong nước ao, dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy như:

  • Nguồn nước từ kênh sông cấp vào ao đã bị nhiễm hàm lượng Amonia (NH3/NH4+), khi cấp nước vào ao khí độc theo dòng chảy vào ao nuôi tôm.
  • Phân bón gây màu khi bà con sử dụng trong ao nuôi lâu ngày, chúng sẽ phân hủy sinh học tạo thành NH4+.
  • Hóa chất, kháng sinh tích tụ dưới đáy lâu ngày không được xử lý tạo điều kiện cho khí độc sinh ra từ đáy.
  • Quá trình phân hủy thức ăn dư thừa, xác tảo, mùn bã hữu cơ, vỏ tôm và phân thải, lâu ngày không được phân hủy sẽ hòa tan trong nước tạo thành NH3/NH4+.

Ao tôm xuất hiện khí độc NH3 biểu hiện màu xanh khi được đo bằng test SERA.

Hình 1. Ao tôm xuất hiện khí độc NH3 biểu hiện màu xanh khi được đo bằng test SERA.

Dấu hiệu nhận biết: Đối với những ao tôm xuất hiện khí độc NH3/NH4+, tôm sẽ có những biểu hiện như giảm ăn, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt  nước và tôm có màu sắc tối. Để biết rõ ao có nhiễm khí độc hay không bà con nên dùng test SERA để kiểm tra. NH3/NH4+ thường gây hại cho tôm vào buổi chiều và sau khi màu nước thay đổi. Những ao nuôi có hàm lượng tảo đáy phát triển càng mạnh thì hàm lượng NH3/NH4+ trong ao càng cao.

Sử dụng bộ test SERA để test nồng độ NH3, NO2.

Hình 2. Sử dụng bộ test SERA để test nồng độ NH3, NO2.

Ảnh hưởng của NH3/NH4+ đối với ao nuôi tôm: 

  • Tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần theo từng ngày.
  • Tôm tích tụ nhiều NH3/NH4+ trong cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh khác như EMS, phân trắng, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ.
  • Gây tổn thương mang, phù thũng cơ.

– Đối với khí độc H2S (Hydrogen Sulfide)

Nguyên nhân hình thành: Rất độc cho tôm, H2S luôn tồn tại trong ao nuôi tôm và giết tôm từ từ hàng đêm. Ao tôm xuất hiện khí độc H2S thường do:

  • Do thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm tích tụ lâu ngày, nếu bà con không xi phông kỹ và vệ sinh sạch đáy ao thì gặp phải sự cố sinh vật phù du, lâu ngày hình thành khí H2S.
  • Ao lót bạt đáy bị rò rỉ, chất hữu cơ thấm bên dưới lọt vào một khu vực không có oxy, khí H2S được tạo ra.
  • Ao đất bị nhiễm phèn có pH thấp và nhiều chất hữu cơ sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng H2S.
  • Các ao sâu không đủ oxy đáy, tạo điều kiện yếm khí, sản sinh ra khí H2S.
  • Tảo phát triển nhiều, sau đó thực vật phù du nở hoa trong nước, nó sẽ chặn ánh sáng của tảo dưới đáy. Dẫn đến hiện tượng sụp tảo, từ đó tạo ra khí H2S.
  • Ao chứa hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao, khi các chất hữu cơ lắng xuống ao sẽ sản sinh ra khí H2S.

Dấu hiệu nhận biết: Khi ao tôm xuất hiện khí độc H2S, lớp bùn chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối, mùi trứng thối là mùi đặc trưng của H2S.

Ao tôm xuất hiện khí độc H2S thường có lớp bùn dày, màu đen và bốc mùi hôi thối.

Hình 3. Ao tôm xuất hiện khí độc H2S thường có lớp bùn dày, màu đen và bốc mùi hôi thối.

Ảnh hưởng của H2S đối với ao nuôi tôm:

  • H2S ngăn ngừa việc tôm lấy oxy từ nước để hô hấp, làm tôm bị ngạt thở.
  • Làm tôm yếu đi, chậm chạp, và dễ bị tổn thương ngay cả khi chỉ tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn.
  • Khí H2S trong ao cao, khiến tôm chết ngay.

– Đối với khí độc Nitrite (NO2-)

Nguyên nhân hình thành: Có tên gọi là Nitrit, đây là hợp chất của Nitơ và Oxy tồn tại trong nước. Tồn tại bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn một của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2- hoặc cũng có thể do NO2- đã tồn tại sẵn trong nước cấp. Ao tôm xuất hiện khí độc NO2- thường là do:

  • Người nuôi cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa lớn tích tụ lâu ngày dưới đáy ao tạo nên khí độc NO2-.
  • Ao nuôi mật độ dày, lượng thức ăn bài tiết ra môi trường nhiều gây hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao tôm dẫn đến phát sinh khí độc.
  • Hàm lượng oxy hòa tan không được cung cấp đầy đủ khiến quá trình Nitrat hóa không được diễn ra thành công hoàn toàn, tích tụ lượng khí độc NO2-.

Ảnh hưởng của khí độc NO2- đối với ao nuôi tôm: 

  • Khí NO2- tăng cao ở tầng đáy khiến tôm không tiếp cận được thức ăn, dẫn đến tình trạng ruột trống, tôm chậm lớn.
  • Nồng độ NO2- trong nước cao làm cho tôm bị ngạt, và dễ mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh gan tụy, bệnh đường ruột, nặng hơn là chết vì sốc môi trường.
  • Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như tôm lột xác không cứng vỏ, chậm lớn, mang bị tổn thương.
  • Trường hợp NO2- cao sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết nổi đầu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Vấn đề ao tôm xuất hiện khí độc đã không còn quá xa lạ đối với bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, để tôm khỏe, chất lượng thịt tốt và cho năng suất mùa vụ cao, Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa, quản lý môi trường nước ao nuôi ngay từ đầu vụ, khi chưa xuất hiện khí độc để hạn chế tối đa tổn thất.

Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1 chứa hai chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình xử lý khí độc là NitrosomonasNitrobacter giúp phòng ngừa và xử lý khí độc ao nuôi tôm hiệu quả.

Mọi vấn đề về khí độc trong ao nuôi tôm cũng như cách phòng ngừa và xử lý khí độc, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý khí độc và Làm sạch nước ao nuôi tôm đến từ Biogency – Đem đến mùa vụ thành công cho người nuôi tôm